Lễ hiến tế động vật thời xưa hé lộ sự thật giật mình

Trong cuộc khai quật tại 4 phòng trong Kim tự tháp Mặt trăng ở thành phố cổ Teotihuacan, Mexico, các nhà khảo cổ tìm thấy xương của nhiều loài động vật. Phát hiện này hé lộ bằng chứng lễ hiến tế động vật thời xưa.

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy xương của gần 200 loài động vật trong các cuộc khai quật tại 4 phòng trong Kim tự tháp Mặt trăng ở thành phố cổ Teotihuacan, Mexico. Với niên đại gần 2.000 năm, Kim tự tháp Mặt trăng là một trong những công trình quan trọng của nền văn minh từng tồn tại ở Teotihuacan. Ảnh: ancient-origins.

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy xương của gần 200 loài động vật trong các cuộc khai quật tại 4 phòng trong Kim tự tháp Mặt trăng ở thành phố cổ Teotihuacan, Mexico. Với niên đại gần 2.000 năm, Kim tự tháp Mặt trăng là một trong những công trình quan trọng của nền văn minh từng tồn tại ở Teotihuacan. Ảnh: ancient-origins.

Teotihuacan nằm cách thủ đô Mexico City 40 km về phía Đông Bắc là một trong những xã hội đô thị đầu tiên ở châu Mỹ. Quỹ Di tích Thế giới (WMF) từng đưa Teotihuacan vào danh sách di tích lâm nguy vào năm 1998 và 2000. Ảnh: UCR/Stan Lim.

Teotihuacan nằm cách thủ đô Mexico City 40 km về phía Đông Bắc là một trong những xã hội đô thị đầu tiên ở châu Mỹ. Quỹ Di tích Thế giới (WMF) từng đưa Teotihuacan vào danh sách di tích lâm nguy vào năm 1998 và 2000. Ảnh: UCR/Stan Lim.

Trước khi suy tàn vào thế kỷ 6, Teotihuacan trong gần một thiên niên kỷ đã phát triển mạnh mẽ. Vào thời kỳ hoàng kim, nơi đây có khoảng 125.000 cư dân sinh sống. Theo đó, thành phố cổ đại này được xem là trung tâm đô thị có ảnh hưởng nhất ở Trung Bộ châu Mỹ cổ đại. Ảnh: Malkowo/ CC BY-SA 4.0.

Trước khi suy tàn vào thế kỷ 6, Teotihuacan trong gần một thiên niên kỷ đã phát triển mạnh mẽ. Vào thời kỳ hoàng kim, nơi đây có khoảng 125.000 cư dân sinh sống. Theo đó, thành phố cổ đại này được xem là trung tâm đô thị có ảnh hưởng nhất ở Trung Bộ châu Mỹ cổ đại. Ảnh: Malkowo/ CC BY-SA 4.0.

Nawa Sugiyama, phó giáo sư nhân chủng học tại Đại học California-Riverside là một trong những chuyên gia tham gia vào cuộc khai quật trên. Ảnh: Thomas Aleto/ CC BY-SA 2.0.

Nawa Sugiyama, phó giáo sư nhân chủng học tại Đại học California-Riverside là một trong những chuyên gia tham gia vào cuộc khai quật trên. Ảnh: Thomas Aleto/ CC BY-SA 2.0.

Theo phó giáo sư Sugiyama, tại căn phòng lớn nhất có kích thước khoảng 4,9m x 4,3m và được gọi là hầm chôn cất số 6, nhóm chuyên gia đã tìm thấy 12 bộ hài cốt con người và xương của hơn 100 loài động vật. Trong đó, 33 bộ xương động vật hoàn chỉnh. Ảnh: Wolfgang Sauber/ CC BY-SA 3.0.

Theo phó giáo sư Sugiyama, tại căn phòng lớn nhất có kích thước khoảng 4,9m x 4,3m và được gọi là hầm chôn cất số 6, nhóm chuyên gia đã tìm thấy 12 bộ hài cốt con người và xương của hơn 100 loài động vật. Trong đó, 33 bộ xương động vật hoàn chỉnh. Ảnh: Wolfgang Sauber/ CC BY-SA 3.0.

Nhóm nghiên cứu tin rằng đây là một trong những trường hợp hiến tế động vật hàng loạt nhiều nhất từng được tìm thấy ở Teotihuacán. Ảnh: slate.com.

Nhóm nghiên cứu tin rằng đây là một trong những trường hợp hiến tế động vật hàng loạt nhiều nhất từng được tìm thấy ở Teotihuacán. Ảnh: slate.com.

Phó giáo sư Sugiyama cho biết động vật đóng vai trò quan trọng trong xã hội ở Teotihuacan thời xưa. Chúng thường được tặng, hiến tế hoặc xem như loài vật linh thiêng. Trong số này có đại bàng vàng, sói xám Mexico, diều hâu, chim ưng, báo đốm, báo sư tử... Ảnh: Public domain.

Phó giáo sư Sugiyama cho biết động vật đóng vai trò quan trọng trong xã hội ở Teotihuacan thời xưa. Chúng thường được tặng, hiến tế hoặc xem như loài vật linh thiêng. Trong số này có đại bàng vàng, sói xám Mexico, diều hâu, chim ưng, báo đốm, báo sư tử... Ảnh: Public domain.

Kết quả kiểm tra của các chuyên gia chỉ ra cuộc sống của những loài động vật này, bao gồm giới tính, chế độ ăn, độ tuổi và liệu chúng có bị hiến tế khi còn sống hay đã chết. Một điểm chung được họ phát hiện là chế độ ăn của chúng bao gồm ngô. Ảnh: Mariordo (Mario Roberto Duran Ortiz) via Wikimedia Commons under CC BY-SA 4.0.

Kết quả kiểm tra của các chuyên gia chỉ ra cuộc sống của những loài động vật này, bao gồm giới tính, chế độ ăn, độ tuổi và liệu chúng có bị hiến tế khi còn sống hay đã chết. Một điểm chung được họ phát hiện là chế độ ăn của chúng bao gồm ngô. Ảnh: Mariordo (Mario Roberto Duran Ortiz) via Wikimedia Commons under CC BY-SA 4.0.

Bên cạnh việc ngô đóng vai trò là lương thực chính ở Trung Mỹ, nhiều nền văn minh tin rằng con người được tạo ra từ ngô và cây trồng này đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động văn hóa và tôn giáo. Ảnh: Rafael Morales Orozco, retouching by Arturo Montero.

Bên cạnh việc ngô đóng vai trò là lương thực chính ở Trung Mỹ, nhiều nền văn minh tin rằng con người được tạo ra từ ngô và cây trồng này đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động văn hóa và tôn giáo. Ảnh: Rafael Morales Orozco, retouching by Arturo Montero.

Theo phó giáo sư Sugiyama, phòng chôn cất lớn nhất có thể từng là nơi hàng ngàn người tham gia lễ hiến tế. Các buổi hiến tế được chính quyền cho phép thực hiện tại khu vực trung tâm của Kim tự tháp Mặt trăng. Ảnh: Mauricio Marat, INAH.

Theo phó giáo sư Sugiyama, phòng chôn cất lớn nhất có thể từng là nơi hàng ngàn người tham gia lễ hiến tế. Các buổi hiến tế được chính quyền cho phép thực hiện tại khu vực trung tâm của Kim tự tháp Mặt trăng. Ảnh: Mauricio Marat, INAH.

Mời độc giả xem video: Bật mộ cổ, phát hiện bí ẩn về lễ hiến tế rùng rợn người Aztec.

Tâm Anh (theo Ancient Origins)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/le-hien-te-dong-vat-thoi-xua-he-lo-su-that-giat-minh-2074481.html