Lễ hội Dâng hương Đền thờ Hai Bà Trưng

Ngày 21/2, tại Đền thờ Hai Bà Trưng, bản Thống Nhất, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã đã tổ chức Lễ hội Dâng hương Đền thờ Hai Bà Trưng. Dự Lễ hội có đồng chí Hoàng Thị Đôi, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh, của huyện, đông đảo nhân dân xã Chiềng Khương và du khách thập phương.

Toàn cảnh Lễ rước nước.

Toàn cảnh Lễ rước nước.

Các đội nghi lễ trong Đoàn rước nước từ sông Mã về Đền thờ Hai Bà Trưng.

Các đội nghi lễ trong Đoàn rước nước từ sông Mã về Đền thờ Hai Bà Trưng.

Nguyên gốc đền thờ Hai Bà Trưng được xây dựng năm 1852 tại thôn Nại Tử, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (cũ). Năm 1973 do Sông Hồng có sự thay đổi về dòng chảy, chính quyền và nhân dân địa phương đã di chuyển toàn bộ đền thờ về thôn Tân Tiến, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Tây (cũ).

Năm 1975, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc đưa nhân dân đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Tây Bắc, nhân dân thôn Nại Tử, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (cũ) chuyển đến vùng kinh tế mới tại xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Để đáp ứng nguyện vọng đời sống tâm linh và tín ngưỡng của người dân, tỉnh Hà Tây (cũ) và tỉnh Sơn La quan tâm, bố trí và huy động nguồn lực, hỗ trợ chuyển đồ nội thất, đồ thờ cúng của đền thờ Hai Bà Trưng từ thôn Tân Tiến, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây lên xây dựng ngôi Đền thờ Hai Bà Trưng tại bản Thống Nhất, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Ngày 11/11/2011, Đền thờ Hai Bà Trưng được UBND tỉnh Sơn La xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Các đại biểu tham dự Nghi lễ rước nước tại dòng sông Mã.

Các đại biểu tham dự Nghi lễ rước nước tại dòng sông Mã.

Hiện nay, Đền thờ vẫn lưu giữ tương đối nguyên vẹn bộ đồ thờ tự của đền thờ gốc, gồm 50 hiện vật làm bằng các loại chất liệu: Gỗ, đồng, sành, sứ, giấy. Những hiện vật này có niên đại khoảng từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Để gìn giữ và phát huy những giá trị lịch sử - văn hóa, Đền thờ được trùng tu, tôn tạo khang trang với diện tích 522m2.

Lãnh đạo UBND huyện Sông Mã thực hiện nghi thức xin nước.

Lãnh đạo UBND huyện Sông Mã thực hiện nghi thức xin nước.

Lễ hội Dâng hương Đền thờ Hai Bà Trưng diễn ra gồm phần lễ và phần hội. Phần Lễ, có lễ rước nước và lễ dâng hương. Lễ rước nước với sự tham gia của các đội xênh tiền, bê lễ, đội cờ, đội chấp kích, trống khẩu, rước chóe lấy nước, rước cỗ kiệu dựng lễ, đội tế, dâng hương.

Rước nước từ dòng sông Mã về Đền thờ Hai Bà Trưng.

Rước nước từ dòng sông Mã về Đền thờ Hai Bà Trưng.

Phần dâng hương diễn ra các hoạt động đánh trống khai hội, dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ công đức to lớn của Hai Bà Trưng trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước; báo cáo những kết quả tiêu biểu của huyện đạt được trong thời gian vừa qua; biểu diễn văn nghệ, võ thuật, múa lân sư rồng, trống hội.

Hoàn thành nghi lễ rước nước từ dòng sông Mã về Đền thờ Hai Bà Trưng.

Hoàn thành nghi lễ rước nước từ dòng sông Mã về Đền thờ Hai Bà Trưng.

Các đại biểu dự Lễ dâng hương tại Đền thờ Hai Bà Trưng.

Các đại biểu dự Lễ dâng hương tại Đền thờ Hai Bà Trưng.

Lãnh đạo UBND huyện đánh trống khai hội Lễ dâng hương Đền thờ Hai Bà Trưng.

Lãnh đạo UBND huyện đánh trống khai hội Lễ dâng hương Đền thờ Hai Bà Trưng.

Lãnh đạo Huyện ủy Sông Mã và các đại biểu thực hiện nghi thức dâng hương tại Đền thờ Hai Bà Trưng.

Lãnh đạo Huyện ủy Sông Mã và các đại biểu thực hiện nghi thức dâng hương tại Đền thờ Hai Bà Trưng.

Các đại biểu tham quan Đền thờ Hai Bà Trưng.

Các đại biểu tham quan Đền thờ Hai Bà Trưng.

Phần hội với các trò chơi truyền thống, như: Đấu vật, kéo co, cờ tướng, thi nấu cơm, ném còn, thu hút đông đảo bà con nhân dân và du khách đến tham quan.

Tiết mục đánh trống hội.

Tiết mục đánh trống hội.

Biểu diễn võ thuật tại Lễ hội.

Biểu diễn võ thuật tại Lễ hội.

Phần thi nấu cơm tại Lễ hội.

Phần thi nấu cơm tại Lễ hội.

Phần thi đấu vật

Phần thi đấu vật

Phần thi đẩy gậy.

Phần thi đẩy gậy.

Trò chơi bịt mắt đập niêu dành cho khán giả.

Trò chơi bịt mắt đập niêu dành cho khán giả.

Phần thi kéo co.

Phần thi kéo co.

Các hộ dân bày lễ vật hướng đến Lễ hội cầu may mắn cho gia đình.

Các hộ dân bày lễ vật hướng đến Lễ hội cầu may mắn cho gia đình.

Lễ hội Dâng hương Đền thờ Hai Bà Trưng được tổ chức nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc. Đồng thời, tuyên truyền, quảng bá giá trị của di tích, tạo điểm nhấn, đưa di tích trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Nguyễn Thư - Huyền Trăng

Nguồn Sơn La: https://baosonla.org.vn/van-hoa-xa-hoi/le-hoi-dang-huong-den-tho-hai-ba-trung-EPHDjSoSR.html