Lễ Pôồn Pôông của dân tộc Mường tỉnh Thanh Hóa

Ở Thanh Hóa, vùng nào có người Mường ở là có Lễ hội Pồn Pôông, bởi Pồn Pôông chính là 'hồn cốt', nét văn hóa không thể thiếu của người Mường.

Trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam 2023", tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tái hiện Lễ Pôồn Pôông độc đáo của dân tộc mình.

"Pôồn” có nghĩa là chơi, vờn, nhảy múa; "Pôông” có nghĩa là bông, hoa. "Poồn Pôông" tức là lễ thưởng hoa, chơi hoa xung quanh cây bông để cầu cho bản mường no ấm, thóc đầy bồ, lúa đầy sân, con người bình an, hạnh phúc.

Lễ hội Pôồn Pôông có hai phần, phần lễ và phần hội. Các trò diễn xướng đều xoay quanh cây bông, mô phỏng lại toàn bộ các phong tục tập quán, phản ánh đời sống tâm linh, văn hóa tinh thần của đồng bào Mường.

Chủ lễ là Ậu Máy làm nghi lễ cúng trời đất.

Chủ lễ là Ậu Máy làm nghi lễ cúng trời đất.

Lễ hội gồm các trò đặc sắc, như: Trò chia đất, chia nước, dựng nhà, đánh cá, đuổi thú dữ, trồng trọt, làm cơm mời Mường, đuổi thú dữ, chọi trâu, chọi gà... Các nhân vật tham gia lễ hội múa những điệu múa mô phỏng lại các động tác trong quá trình lao động, vui chơi hàng ngày.

Trình diễn các động tác mô phỏng đời sống trong trò chơi dân gian.

Trình diễn các động tác mô phỏng đời sống trong trò chơi dân gian.

Cây Bông là trung tâm của lễ hội, là biểu tượng của vũ trụ bao la, hội tụ đầy đủ vạn vật mà tạo hóa đã ban tặng cho con người từ thuở hồng hoang.

Cây Bông là trung tâm của lễ hội, là biểu tượng của vũ trụ bao la, hội tụ đầy đủ vạn vật mà tạo hóa đã ban tặng cho con người từ thuở hồng hoang.

Lễ hội cuốn hút người xem ở sự khéo léo của người làm ra cây Bông, với những chùm hoa gỗ lung linh sắc màu và hình muông thú, nông cụ sản xuất...

Lễ hội cuốn hút người xem ở sự khéo léo của người làm ra cây Bông, với những chùm hoa gỗ lung linh sắc màu và hình muông thú, nông cụ sản xuất...

Nghệ nhân Nhân dân Phạm Thị Tắng là một trong các bà Ậu Máy nổi tiếng khắp các bản Mường xứ Thanh, giỏi bốc thuốc và thực hành tín ngưỡng tâm linh để cứu giúp người bệnh.

Nghệ nhân Nhân dân Phạm Thị Tắng là một trong các bà Ậu Máy nổi tiếng khắp các bản Mường xứ Thanh, giỏi bốc thuốc và thực hành tín ngưỡng tâm linh để cứu giúp người bệnh.

Đây cũng là dịp để mọi người cùng nhau ôn lại lịch sử hào hùng của một dân tộc, biết chinh phục thiên nhiên, dũng cảm chống giặc ngoại xâm, dựng nên Mường, nên bản, góp phần cùng các dân tộc anh em xây dụng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Đây cũng là dịp để mọi người cùng nhau ôn lại lịch sử hào hùng của một dân tộc, biết chinh phục thiên nhiên, dũng cảm chống giặc ngoại xâm, dựng nên Mường, nên bản, góp phần cùng các dân tộc anh em xây dụng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Lễ hội Pồn Pôông của đồng bào dân tộc Mường đã được Bộ VH,TT&DL công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào năm 2017.

Lễ hội Pồn Pôông của đồng bào dân tộc Mường đã được Bộ VH,TT&DL công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào năm 2017.

Du khách tham gia nhảy múa, vui chơi cùng đồng bào dân tộc trong buổi lễ.

Du khách tham gia nhảy múa, vui chơi cùng đồng bào dân tộc trong buổi lễ.

Lê Phú/Báo Tin Tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/anh/le-poon-poong-cua-dan-toc-muong-tinh-thanh-hoa-20231126164318016.htm