Những giếng cổ mang nét kiến trúc của người Chăm có tuổi đời không thua kém ngôi làng ngàn tuổi Pháp Kệ là bao. Chúng tồn tại và trở thành niềm tự hào của bao thế hệ dân làng nơi đây.
Những chiếc giếng cổ có niên đại hàng trăm năm ở xã Quảng Phương mang trong mình nguồn nước trong mát không bao giờ cạn, kể cả những năm hạn hán khốc liệt.
Theo phong tục của người dân tộc Jrai tại tỉnh Gia Lai, già làng hoặc người có uy tín trong làng là người làm mối và làm chủ lễ cho các lễ cưới. Vợ chồng xích mích phải nhờ già làng phân xử, không được tự ý bỏ nhau và nếu bỏ nhau phải chịu phạt theo quy ước của làng.
Ngày Tết Đoan Ngọ, những món đồ cúng truyền thống được tôn trọng đến mức tối đa, thậm chí được nâng tầm hơn về mặt thẩm mĩ và chất lượng. Nhiều chị em cầu kỳ còn học làm cả rượu nếp cái hoa vàng, nếp cẩm, kiếm nước tro, mua lá về học gói những chiếc bánh xinh xinh để cúng lễ.
Là nơi đế vương và hoàng tộc cư trú, Tử Cấm Thành luôn phải đảm bảo tràn đầy sinh khí và phúc lành. Do đó có nhiều giai thoại cho rằng nơi đây dùng tới 60 tấn huyết lợn mỗi năm để trừ tà.
Tế Giao là lễ tế quan trọng nhất vào dịp đầu năm của các triều đại phong kiến. Lễ vật dâng tế trời đất chủ yếu là 'tam sinh', tức 3 loài gia súc là bò, lợn, dê. Ngoài ra còn có hàng trăm loại trái cây, hương hoa, trầm trà, bánh trái, đèn sáp...
Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách: Giá trị văn hóa thời Nguyễn, gồm 23 bài viết với 380 trang. Các bài viết đã nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan, mang tính chất tổng kết nghiên cứu di sản Cố đô Huế, góp phần làm rõ giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa Huế.
Sáng 18/2, huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) tổ chức Lễ hội Gầu Tào. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc H'Mông, thúc đẩy du lịch địa phương phát triển.
Quê tôi thuộc vùng đất Tổ Vua Hùng của rừng cọ đồi chè, nên cũng có những đặc thù riêng: gạo nếp gói lá dong hay lá chít nấu lên đều cho ra lò sản phẩm mang tên bánh chưng, bất kể là vuông hay tròn.
Theo phong tục, tín ngưỡng của người Việt, hàng năm cứ vào ngày 23 tháng Chạp là ngày cúng tiễn đưa ông Công, ông Táo về chầu Trời. Sau đó, ngày 30 tháng Chạp (hoặc ngày 29 tháng Chạp, nếu tháng đó thiếu), lại cúng mời ông Công, ông Táo trở về, thường cúng vào buổi trưa hoặc chiều, để các ông còn về kịp với gia đình đón Tết (các ông ngự trong gian Bếp).
Những ngày cuối năm, mọi người đều tích cực chuẩn bị Tết, còn mấy ông hưu trí vẫn bình chân như vại, nhân dịp không khí Tết để bàn luận về Tết xưa, Tết nay. Ông Nhinh mở đầu: Chú thấy Tết nay có hơn Tết xưa không? Tôi bảo: mình phân tích, so sánh thì mới kết luận được.
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân xã Yên Tiến (huyện Ý Yên, Nam Định) lại về đình làng lấy 'lửa Thánh' cầu chúc cho năm mới sung túc, đủ đầy.
Trong thời khắc giao thừa, hàng trăm người dân Nam Định tập trung ở đình thôn Đằng Chương rước lửa Thánh về nhà thắp hương, cầu cho năm mới sung túc, đủ đầy.
Cùng với mai, đào, bánh chưng là một trong những biểu tượng của Tết cổ truyền Việt Nam, là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ đoàn viên và nghi thức cúng tổ tiên.
Sau lễ tiễn ông Táo chầu trời hăm ba tháng Chạp, không khí chuẩn bị cho Tết Nguyên đán bắt đầu rậm rịch khắp trong xóm ngoài làng.
Mỗi dịp Tết, nấu một nồi chè hoa cau để dâng Phật, cúng gia tiên vào đêm giao thừa đã trở thành nếp nhà của nhiều gia đình. Cách nấu chè hoa cau không quá cầu kỳ, phức tạp, nguyên liệu cũng đơn giản nhưng tinh tế, người nấu chú tâm vào món chè chay thanh tịnh để bày lên ban thờ trong giây phút trang trọng.
Trên dải đất cong cong hình chữ S nhìn ra biển Việt mênh mông này, mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng, nhưng xuân dường như có nét duyên không sánh được. Xuân là mùa khởi niên, sau những ngày đông lê thê âm u lạnh lẽo, đất trời hửng sáng ấm áp. Muôn nơi cây cối nảy lộc đâm chồi, trăm hoa đua nở, chim hót líu lo. Tất cả mơn mởn, tươi tắn cùng với nắng non, gió nhẹ; thiên nhiên hòa với lòng người lâng lâng. Trong cảnh thiên nhiên khoe sắc tỏa hương như thế ai chẳng hy vọng về những điều tốt đẹp; trước hết, không gì khác là cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024 đang đến gần. Tết Nguyên đán gắn liền với phong tục của người Việt Nam từ rất lâu đời, thế nhưng cái Tết ngày nay ít nhiều biến đổi cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Tuy vẫn còn giữ nguyên đạo lý tốt đẹp 'uống nước nhớ nguồn' thông qua việc thờ cúng tổ tiên để con cháu về tụ họp cầu mong năm mới may mắn, hanh thông, nhưng không khí vui xuân không còn như Tết xưa nữa.
'Đầu năm mua muối/ Cuối năm mua vôi' - đó không chỉ là tập tục mà sâu xa hơn chính là lời dặn dò con cháu của các cụ ngày xưa. Tôi nhớ ngày mình còn bé xíu, sớm mùng 1 Tết, khi vừa chìm vào giấc ngủ sau gần như cả đêm thức đón Giao thừa, đã nghe văng vẳng tiếng rao: 'Ai mua muối nào…'. Âm thanh ấy khiến tôi chợt tỉnh, tai ngóng ra ngoài ngõ.
Tết Dương lịch chính là một trong những ngày lễ quan trọng và có ý nghĩa nhất trong năm của nhiều dân tộc cũng như nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Đây là dịp để mọi người nghỉ ngơi và chào đón một năm mới với nhiều điều tốt đẹp và may mắn.
Ở Thanh Hóa, vùng nào có người Mường ở là có Lễ hội Pồn Pôông, bởi Pồn Pôông chính là 'hồn cốt', nét văn hóa không thể thiếu của người Mường.
Đến Phúc Lương (Đại Từ) những ngày thu se sẽ heo may, đâu đâu chúng tôi cũng bắt gặp mùi cốm thơm phảng phất.
Tại tỉnh Điện Biên, dân tộc Cống rất ít người, chỉ gần 200 hộ, với hơn 900 nhân khẩu. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Điện Biên đã chú trọng cùng nhân dân chú ý bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào Cống nơi đây.
Cúng rằm Trung thu bao gồm những đồ lễ gì? Mâm cỗ cúng nên đặt ở đâu? Văn khấn Rằm Trung thu ra sao? Dưới đây gợi ý của chuyên gia phong thủy.
Một mùa Trung thu nữa lại về, Trung thu trăng sáng, tôi nhớ nội tôi xưa…
Xem chương trình Tôi yêu Bình Dương giới thiệu món mắm nêm Tân Ba làm tôi nhớ tới một món ăn bình dị và một món đồ vật bằng sành trông thô ráp, sần sùi không hoa văn, bóng bẩy như những đồ vật bằng sành sứ khác nhưng đã từng một thời gắn bó, thân thuộc với nhiều gia đình. Đó chính là cái tĩn đựng mắm.
Câu chuyện một đại biểu Quốc hội trong kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV vừa đề nghị Quốc hội xem xét đưa vào nghị quyết cho phép đại biểu mặc áo dài ngũ thân nam tại các kỳ họp, bên cạnh trang phục khác, đã nhận được nhiều ý kiến bình luận từ cộng đồng.
Lễ cưới của người Jrai ở Tây Nguyên khá ấn tượng bởi người con gái sẽ chủ động 'bắt chồng' và tự mình chuẩn bị toàn bộ lễ vật cho đám cưới. Đặc biệt, sau lễ cưới theo phong tục người con trai sẽ về ở rể nhà vợ.
Tháng 4, Campuchia nắng như đổ lửa, Campuchia rộn ràng đón Chol Chnam Thmey. Theo tiếng Khmer, là Tết của người Campuchia. Tết Chol Chnam Thmey có đón giao thừa, cúng trời đất, các trò chơi và ẩm thực...
Sầm Sơn - thành phố du lịch biển của xứ Thanh không chỉ có cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, mà còn hấp dẫn với nhiều nét văn hóa rất riêng. Trong đó, tục giã bánh giầy được người dân giữ gìn, trao truyền qua nhiều thế hệ trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống hiện đại.
TTH - Một nén hương thơm, một chút lễ mọn dâng cúng trời đất, tiền nhân, anh linh các anh hùng liệt sĩ và vong hồn những người đã khuất, âu cũng là chỗ dựa tinh thần cho lòng người được chút an yên…
Tết đến Xuân về, lòng tôi bồi hồi nhớ lại những ngày cuối năm, nhớ hình ảnh bố mẹ già cặm cụi thức khuya dậy sớm lo toan mọi việc
Không chỉ mang tín ngưỡng cầu mưa thuận gió hòa, Lễ hội Lồng tồng còn quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng của các dân tộc Tày, Nùng.
'Không đâu bằng đón Tết ở trên quê hương mình' – đây là nhận định chung của bà con người Việt đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, vì một số lý do, nhiều kiều bào không thể về nước sum vầy trong dịp xuân về. Nhớ về quê cha đất tổ, họ vẫn cố gắng gìn giữ phong tục truyền thống Tết Việt nơi đất khách.
Đã sinh sống ở Thái Lan từ hơn 10 năm qua, hằng năm chị Vinh (quê ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh), vẫn cần mẫn duy trì phong tục đón Tết cổ truyền Việt Nam trong gia đình.
Đó là gia đình chị Nguyễn Thị Vinh (tên Thái là Phanthira) và anh Weerachai Thongbo (tên thường gọi là Tôn) ở quận Minburi, khu đô thị Bangkok. Nơi Vinh sống không có người Việt Nam nào ngoài gia đình chị nhưng truyền thống đón Tết Nguyên đán của người Việt thì vẫn được Vinh cần mẫn lưu giữ.
Những ngày cuối năm, các cơ sở sản xuất bánh tét mặt trăng tại làng Đại An Khê (Hải Thượng, Hải Lăng, Quảng Trị) lại nhộn nhịp để kịp đơn hàng cuối.
Bánh chưng là đồ ăn truyền thống không thể thiếu được trong ngày tết cổ truyền nên dù mất nhiều thời gian nhưng mọi người ai cũng cảm thấy vui vẻ khi mua được cặp bánh ưng ý.
Những năm gần đây cứ vào dịp gần Tết Nguyên đán, các cơ sở sản xuất bánh tét mặt trăng tại làng Đại An Khê (Hải Thượng, Hải Lăng, Quảng Trị) lại nhộn nhịp bởi người làm, người vận chuyển cho kịp đơn đặt hàng của khách.