Thọ Xuân được biết đến là vùng đất 'địa linh nhân kiệt', nơi sinh ra Anh hùng dân tộc Lê Hoàn, Lê Lợi, nơi phát tích của hai triều đại Tiền Lê và Hậu Lê hiển hách trong lịch sử dân tộc; nơi giao thoa, hội tụ và lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa của người Việt và người Mường. Để gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, huyện Thọ Xuân đã triển khai nhiều giải pháp nhằm gìn giữ kho tàng văn hóa quý báu, đưa Thọ Xuân trở thành một điểm đến hấp dẫn.

Nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Gìn giữ, phát huy và tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống

Sở hữu kho tàng văn hóa đa dạng, phong phú, xứ Thanh được mệnh danh là 'miền di sản' độc đáo kết tinh từ tinh hoa văn hóa của 7 dân tộc anh em. Những giá trị văn hóa ấy ngày càng vươn xa, khẳng định giá trị tự thân, trở thành động lực phát triển toàn diện của địa phương. Bởi vậy, việc gìn giữ, phát huy và tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống là một tất yếu, được triển khai thường xuyên, lâu dài và bền bỉ.

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn: Gạch nối quá khứ và hiện tại

Xứ Thanh - mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử luôn tự hào là 'cái nôi' của nhiều lễ hội tiêu biểu, được bảo tồn và phát huy giá trị. Nổi bật trong đó là Lễ hội đền thờ Lê Hoàn - tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Thanh Hóa

Trong suốt chiều dài hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, xứ Thanh là vùng đất lưu lại nhiều dấu ấn đậm nét về lịch sử và văn hóa. Nếu như sông Hồng mở ra nền văn minh của dân tộc Việt ở phía Bắc, thì sông Mã quê Thanh với dòng chảy bắt đầu từ văn hóa đồ đá cũ (núi Đọ) tới nền văn hóa đá mới (Đa Bút), văn hóa tiền kim khí (Gò Trũng, Hoa Lộc) làm nên nền văn hóa Đông Sơn - đồ đồng, góp phần làm cho văn hóa Việt phát triển rực rỡ.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

Sở hữu một kho tàng di sản văn hóa giàu giá trị được xem là lợi thế tạo nên sự phát triển cho du lịch xứ Thanh, ngành du lịch cùng các địa phương trên địa bàn tỉnh đã quan tâm bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị của di sản, đưa di sản trở thành sản phẩm văn hóa - du lịch hấp dẫn và thu hút đông đảo du khách tham quan, khám phá.

Đa dạng hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng

Trong những năm gần đây, hoạt động của các câu lạc bộ (CLB) văn hóa văn nghệ (VHVN) quần chúng trên địa bàn tỉnh ngày càng đa dạng, phong phú, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho người dân. Đáng chú ý, nhiều CLB đã có những đóng góp tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền các sự kiện văn hóa, chính trị của địa phương.

Du xuân lên thăm đền Tép

Thuộc Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, đền Tép tọa lạc trên địa bàn xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc) cổ kính, linh thiêng, là nơi thờ khai quốc công thần Trung Túc vương Lê Lai. Trong hành trình du xuân đầu năm, ghé thăm đền Tép, hòa mình vào không gian lễ hội truyền thống để cùng cảm nhận nét đẹp văn hóa của đất và người nơi đây.

Dâng hương tại đền thờ Trung túc vương Lê Lai

Sáng 17/2 (tức mùng 8 tháng giêng), huyện Ngọc Lặc đã tổ chức lễ dâng hương tại Đền thờ Trung túc vương Lê Lai (làng Thành Sơn, xã Kiên Thọ). Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và huyện Ngọc Lặc cùng đông đảo Nhân dân, du khách dự buổi lễ.

Về làng Như Áng

Thuộc vùng đất Mường cổ Dựng Tú xưa, làng Như Áng, xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc) là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em, trong đó người Mường chiếm số đông với nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống được lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ. Nơi đây, còn được biết đến là quê của vua Lê Thái tổ.

Người có uy tín - cầu nối ý Đảng, lòng dân

Với tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu, những năm qua người có uy tín (NCUT) trên địa bàn huyện Bá Thước không chỉ tích cực xây dựng quê hương mà còn là 'cầu nối' quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với đồng bào vùng dân tộc thiểu số. Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực sát với tình hình thực tế tại địa phương, họ đã và đang góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Đẩy mạnh việc gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống

Tháng 11/2023, những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của người Mường huyện Ngọc Lặc đã được 'tỏa sáng' tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (nằm trong Khu du lịch Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội). Từ những bộ trang phục, đến những nghi thức văn hóa truyền thống, văn nghệ dân gian của người Mường Ngọc Lặc, tất cả đều được các nghệ nhân và người Mường tái hiện một cách sinh động, đặc sắc và để lại ấn tượng trong lòng người xem.

Trải nghiệm hương sắc Thường Xuân

Lễ hội văn hóa 'Hương sắc vùng cao' được tổ chức tại Thường Xuân vừa qua đã thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh. Tham dự lễ hội, du khách được trải nghiệm không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao, kết hợp giữa không gian hội chợ, vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực đặc sắc.

Lễ Pôồn Pôông của dân tộc Mường tỉnh Thanh Hóa

Ở Thanh Hóa, vùng nào có người Mường ở là có Lễ hội Pồn Pôông, bởi Pồn Pôông chính là 'hồn cốt', nét văn hóa không thể thiếu của người Mường.

Bá Thước bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bá Thước có 3 dân tộc anh em là Kinh, Mường, Thái cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường, Thái chiếm gần 87%. Những năm qua, công tác bảo tồn, gìn giữ văn hóa các dân tộc được huyện Bá Thước quan tâm và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát huy giá trị văn hóa trong đời sống cộng đồng dân cư, tạo điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng.

Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11: Tự hào và trách nhiệm

Được biết đến là một 'miền di sản', là 'cái nôi' di sản văn hóa dân tộc, văn hóa xứ Thanh nổi bật với nhiều di sản văn hóa độc đáo, giá trị. Những di sản văn hóa ấy chính là món quà vô giá của các thế hệ cha ông gửi đến cho con cháu cùng niềm tự hào dân tộc và trách nhiệm vun đắp, trao truyền.

Phát huy giá trị văn hóa cộng đồng dân cư trong Ngày hội Đại đoàn kết

Thanh Hóa tự hào là quê hương của nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong nhiều năm qua, Ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân là dịp tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Từ vùng nông thôn, miền núi, miền biển nhiều hoạt động văn hóa cộng đồng được các khu dân cư tổ chức đã thu hút đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia, qua đó giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.

Lễ hội văn hóa 'Hương sắc vùng cao': Đậm đà bản sắc văn hóa xứ Thanh

Trong kho tàng văn hóa xứ Thanh, văn hóa của đồng bào các dân tộc miền núi được xem là một trong những đại diện tiêu biểu với nhiều giá trị đặc trưng, độc đáo. Những giá trị văn hóa đặc sắc ấy sẽ được tái hiện trong Lễ hội văn hóa 'Hương sắc vùng cao' năm 2023 tại huyện Thường Xuân.

Nâng tầm du lịch văn hóa xứ Thanh

Qua các nền văn hóa - văn minh, xứ Thanh - 'một Việt Nam thu nhỏ', đã ghi dấu ấn sâu đậm về 'địa điểm nhiều kỷ niệm về quá khứ giàu truyền thống và vĩ đại', là 'nơi căn bản của nước Nam'... Những trầm tích lịch sử - văn hóa ấy đã kết tinh, lắng đọng, hòa quyện vào nhau dệt nên bức tranh di sản đa sắc, đa thanh, độc đáo, hấp dẫn. Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế ấy, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm khai thác, phát triển du lịch văn hóa trở thành sản phẩm thu hút đông đảo du khách, 'một nhánh phù sa' màu mỡ trong dòng chảy hiện đại.

Đa dạng sản phẩm để giữ chân du khách

Để tạo sức hấp dẫn và thu hút du khách, vài năm trở lại đây, cùng với việc đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch theo hướng ngày càng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Thanh Hóa cũng đã tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch truyền thống, du lịch thế mạnh; đồng thời, đa dạng các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, cộng đồng, du lịch nông nghiệp...

Nỗ lực làm mới sản phẩm du lịch truyền thống

Kể từ khi du lịch mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19 đến nay, lượng du khách đến các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh tăng đột biến. Những tín hiệu tích cực trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 cho thấy việc trao cho du khách những 'lý do mới' từ những sản phẩm du lịch truyền thống đã, đang là hướng đi phù hợp, cần tiếp tục được phát huy.

Nâng cao năng lực quản lý di sản văn hóa phi vật thể, nghệ thuật dân ca, dân vũ của cộng đồng

Sáng 13-7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai giảng lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao năng lực quản lý di sản văn hóa phi vật thể, nghệ thuật dân ca, dân vũ của cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2023.

Ngọc Lặc gìn giữ văn hóa truyền thống từ gương điển hình

Trong hành trình gìn giữ văn hóa truyền thống ở Ngọc Lặc, những người tâm huyết với văn hóa truyền thống đóng một vai trò quan trọng. Họ là những người 'giữ lửa', 'truyền lửa' cho 'ngọn đuốc' văn hóa luôn cháy mãi.

Giữ mạch nguồn văn hóa trong phát triển du lịch (Bài 1): Văn hóa - nguồn lực phát triển du lịch

Xứ Thanh, mảnh đất chất chứa tài nguyên di sản văn hóa phong phú và độc đáo với nhiều phong tục, tập quán, sắc màu thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc, lễ hội văn hóa dân gian... của các dân tộc anh em cùng sinh sống. Những năm qua, các giá trị văn hóa ấy chính là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nguồn lực quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch phát triển bền vững.

Giao lưu văn hóa góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Nhật Bản

Hình ảnh chú mèo máy Doraemon, hoa anh đào hay bộ kimono đã trở nên quen thuộc tại Việt Nam khi nhắc về xứ sở hoa anh đào Nhật Bản. Ngược lại, những nét văn hóa Việt Nam qua những bộ áo dài, hình ảnh hoa sen, bức tranh Đông Hồ cũng dần trở nên quen thuộc ở đất nước 'mặt trời mọc' thông qua sự kiện giao lưu văn hóa, du lịch giữa hai nước.

Thanh Hóa công bố tuyến du lịch kết nối liên huyện

Sáng 5/5, tại Khu dịch vụ thương mại tổng hợp Yên Trung, huyện Yên Định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa công bố tuyến du lịch kết nối các huyện Yên Định, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân.

Thanh Hóa công bố tuyến du lịch kết nối 4 huyện

Nhằm kích cầu du lịch cho năm 2023, Thanh Hóa vừa công bố tuyến du lịch kết nối giữa 4 huyện Yên Định, Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy, Thọ Xuân.

Thanh Hóa: Công bố tuyến du lịch kết nối 4 huyện phía Tây của tỉnh

Nằm trong chuỗi các sự kiện kích cầu du lịch năm 2023 của tỉnh Thanh Hóa, nhằm giới thiệu tiềm năng du lịch và các điểm đến mới đồng thời, tạo cơ hội để các địa phương trọng điểm du lịch trong tỉnh liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển du lịch bền vững, ngày 5/5, tại huyện Yên Định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức lễ công bố tuyến du lịch kết nối các huyện Yên Định, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân.

Thanh Hóa: Công bố tuyến du lịch kết nối 4 huyện

Sáng 5/5, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị công bố tuyến du lịch kết nối các huyện Yên Định, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân nằm trong chuỗi các sự kiện kích cầu du lịch năm 2023.

Công bố tuyến du lịch kết nối các huyện Yên Định, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân

Sáng 5-5, tại khu dịch vụ thương mại tổng hợp Yên Trung (Yên Định), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức công bố tuyến du lịch kết nối các huyện Yên Định, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân.

Phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật độc đáo Đền thờ Lê Hoàn

Ngày 27/4, Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2023, đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Tuần lễ văn hóa - du lịch - ẩm thực huyện Thọ Xuân năm 2023 được tỉnh Thanh Hóa tổ chức tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn (xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân).

Nghệ nhân giữ điệu múa cổ cho người Mường xứ Thanh

Ở huyện miền núi Ngọc Lặc, Thanh Hóa có một nghệ nhân đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu, bảo tồn và trao truyền hồn cốt xứ Mường qua Lễ hội Pồn Pôông.

Tôn vinh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đền thờ Lê Hoàn

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2023 và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (gọi tắt là Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2023) sẽ được tổ chức từ ngày 24 đến 28-4-2023 (tức ngày 5 đến 9-3 âm lịch). Lễ hội là dịp để tôn vinh công đức và sự nghiệp của Anh hùng dân tộc Lê Hoàn và những người có công trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam 19-4: Gìn giữ 'hồn cốt' dân tộc tạo động lực phát triển bền vững đất nước

Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI xác định 'Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước'. Cùng với đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh 'Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc của dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn'. Thấm nhuần quan điểm đó trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Thanh Hóa luôn coi văn hóa là 'sức mạnh mềm', là động lực, mục tiêu để phát triển toàn diện, bền vững.

Rộn ràng lễ hội...

Xứ Thanh – một miền di sản! Dường như mỗi ngọn núi, dòng sông, ẩn hiện trong bóng dáng làng, bản đều lắng đọng trầm tích lịch sử - văn hóa. Theo thời gian, những khối trầm tích ấy góp phần dệt nên độc đáo di tích, rộn ràng lễ hội...

Phát huy vai trò của người cao tuổi trong xây dựng đời sống văn hóa

Là những 'cây đa, cây đề' có vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội, những năm qua người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn phát huy vai trò 'tiên phong' trong việc nêu gương thực hiện cuộc vận động 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư'. Qua đó, góp phần xây dựng gia đình văn hóa, xã hội văn minh, hiện đại.

Sắp diễn ra không gian văn hóa phố Hội giữa lòng xứ Thanh

Hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2022 do tỉnh Quảng Nam đăng cai tổ chức, gắn với lễ khánh thành phiên bản dãy phố cổ Hội An nằm trong khuôn viên Công viên Hội An (phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa) và kỷ niệm 61 năm kết nghĩa TP Thanh Hóa - TP Hội An (1961 - 2022), từ ngày 25 đến 27-4, tại Công viên Hội An sẽ diễn ra 'Tuần văn hóa TP Thanh Hóa - TP Hội An' với chủ đề 'Đêm phố Hội giữa lòng xứ Thanh'.

Tổ chức lễ hội góp phần phục hồi du lịch sau đại dịch COVID-19

Cùng với việc mở cửa trở lại lại hoạt động du lịch sau hai năm 'đóng băng' do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức các lễ hội lớn để thu hút du khách.

Phát huy thiết chế văn hóa ở các xã vùng xa của huyện Ngọc Lặc

Những năm gần đây, sự phát triển các thiết chế văn hóa đã góp phần quan trọng để đồng bào Mường các xã trong huyện Ngọc Lặc đẩy mạnh các hoạt động văn hóa – văn nghệ trong đời sống tinh thần. Ngay ở các xã vùng xa của huyện như Thạch Lập, Lộc Thịnh và Mỹ Tân, những trò diễn dân gian đã và đang được khôi phục, thu hút nhiều tầng lớp Nhân dân tham gia.

Lễ tưởng niệm 1017 năm ngày mất của Lê Đại Hành Hoàng đế

Đông đảo nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa đã tới dâng hương tưởng niệm Lê Đại Hành Hoàng đế, tưởng nhớ công lao, những đóng góp của ông trong lịch sử dân tộc.

Khai mạc Lễ hội Lê Hoàn 2022

Sáng 8-4 (tức ngày 8-3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn (làng Trung Lập, xã Xuân Lập), UBND huyện Thọ Xuân đã khai mạc Lễ hội Lê Hoàn năm 2022, tưởng niệm 1017 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Đại Hành Hoàng đế.

Đông đảo du khách đến dâng hương trong ngày đầu tiên diễn ra Lễ hội Lê Hoàn 2022

Ngày 6-4-2022, tức ngày 6 tháng 3 năm Nhâm Dần, ngày đầu tiên diễn ra lễ hội Lê Hoàn 2022, mặc dù không phải là ngày nghỉ nhưng với tiết trời khá thuận lợi, tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân đã đón hàng trăm lượt du khách đến dâng hương và thăm quan.

Lễ hội Lê Hoàn năm 2022 diễn ra vào ngày 8-4 với hoạt động tưởng niệm và nhiều trò chơi, trò diễn đặc sắc

UBND huyện Thọ Xuân vừa ban hành Kế hoạch 109/KH-BTCLH về việc tổ chức Lễ hội Lê Hoàn năm 2022 với nhiều hoạt động tưởng niệm, văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt chú ý đến công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.