Lệnh cấm nhập khẩu khiến hàng trăm doanh nghiệp Sri Lanka rơi vào nguy hiểm
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ngoại hối ngày càng sâu sắc buộc chính phủ Sri Lanka phải áp đặt lệnh cấm nhập khẩu vô thời hạn vào năm ngoái để cứu khoản dự trự ngoại hối ít ỏi của mình, hàng trăm doanh nghiệp đang phải chiến đấu để tồn tại.
Lệnh cấm nhập khẩu không có kế hoạch của Colombo nhằm bảo vệ nguồn dự trữ ngoại hối của Sri Lanka đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Ảnh: Reuters.
Kể từ tháng 3 năm ngoái, chính phủ nước này đã cấm nhập khẩu nhiều mặt hàng, từ các loại xe có động cơ, điều hòa không khí, cho đến bia, quần áo, mỹ phẩm và thậm chí cả gia vị như nghệ - một mặt hàng nấu ăn thiết yếu đối với hầu hết các hộ gia đình địa phương.
Nền kinh tế Sri Lanka đã lao dốc vào năm ngoái sau khi nước này buộc phải đóng cửa sau sự lây lan của COVID-19. Du lịch là một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của đất nước, nhưng với những hạn chế đi lại toàn cầu và địa phương, thu nhập từ du lịch đã giảm xuống chỉ còn 957 triệu USD vào năm 2020, giảm từ 3,6 tỷ USD từ năm trước đó.
Steve Chi, người điều hành một đại lý xe máy thành công với tư cách là người bán xe máy Suzuki được ủy quyền ở thành phố Negombo, bờ biển phía Tây, đã trở thành nạn nhân của lệnh cấm nhập khẩu này và buộc phải đóng cửa công việc kinh doanh của mình vào năm ngoái.
Ông nói với tờ Nikkei Asia: “Họ đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu xe máy vào tháng 3 và vào khoảng tháng thứ 6 của lệnh cấm này, chúng tôi không có hàng hóa để tiếp tục kinh doanh.”
Theo ông Chi, lệnh cấm nhập khẩu đã khiến thị trường đồ cũ tăng giá chóng mặt. Xe tay ga đã qua sử dụng được bán với giá hơn 500.000 rupee Sri Lanka (2.510 USD), trong đó một chiếc xe tay ga có cùng kiểu mẫu như vậy và hoàn toàn mới từng có giá 350.000 rupee trước khi có lệnh cấm.
Ông bày tỏ sự thất vọng về việc chính phủ không quan tâm đến các doanh nghiệp, chủ sở hữu và nhân viên của họ, những người đã trở thành nạn nhân của lệnh cấm này.
Ông nói: “COVID đã có tác động lớn đối với nền kinh tế đất nước, nhưng lệnh cấm nhập khẩu trên là một vấn đề lớn hơn đối với chúng tôi.”
Hiệp hội ô tô hàng đầu của đất nước - Hiệp hội Thương nhân Ô tô Ceylon (CMTA), cho thấy tâm trạng bi quan của nhiều doanh nghiệp khác – những người kinh doanh phần lớn dựa vào nhập khẩu. Yasendra Amerasinghe, chủ tịch của tập đoàn, cho biết tác động của lệnh cấm trên đến ngành công nghiệp là “vô cùng mạnh mẽ.”
Ông nói: “Tất cả các công ty thành viên của chúng tôi đều gặp khó khăn… vì chúng tôi không thể lập kế hoạch trước vì chúng tôi không biết mất bao lâu nữa để khôi phục bình thường”. Các thành viên CMTA trực tiếp và gián tiếp sử dụng hơn 32.000 người lao động Sri Lanka và thường nhập khẩu khoảng 50.000 đến 60.000 xe mỗi năm.
Amerasinghe nói: “Thật là một thách thức để tiếp tục hoạt động mà không cần đến việc sa thải hàng loạt nhân viên, nhưng chúng tôi đã có những đại lý nhỏ ở các vùng nông thôn buộc phải đóng cửa và đang tham gia vào các hoạt động kinh doanh khác để duy trì cuộc sống.”
Dự trữ ngoại hối của nước này ở mức 4 tỷ USD vào cuối tháng 6, giảm từ 5,6 tỷ USD vào cuối năm 2020. Để tăng cường dự trữ, Sri Lanka đã thu được khoản hoán đổi tiền tệ 1,5 tỷ USD từ Trung Quốc vào đầu năm nay, khoản hoán đổi 250 triệu USD từ Bangladesh và một Khoản hoán đổi 400 triệu USD từ Ấn Độ sẽ có vào tháng 8.
Trong một tuyên bố đưa ra vào ngày 27/7, Bộ trưởng Ngoại giao Tiền tệ, Thị trường Vốn và Doanh nghiệp Công Ajith Nivard Cabraal cho biết sau khi hoàn trả khoản trái phiếu quốc tế trị giá 1 tỷ USD trong ngày, tổng dự trữ ngoại hối của Sri Lanka hiện vào khoảng 3 tỷ USD.
W.A. Wijewardena, cựu phó thống đốc ngân hàng trung ương, nói rằng dự trữ ở Sri Lanka đã giảm xuống mức cực kỳ thấp, khiến ngoại hối biến mất khỏi thị trường chính thức và gieo mầm cho một thị trường ngoại hối chợ đen béo bở. Tỷ giá hối đoái chính thức là 202 rupee/USD, trong khi thị trường chợ đen cung cấp lên đến 236 rupee cho mỗi USD. Ông nói với Nikkei: “Thông thường, trong một thị trường lành mạnh, tỷ suất lợi nhuận đó phải là khoảng 1 đến 2 rupee.”
Tuần trước, Nhà đầu dịch vụ đầu tư thế giới Moody's Investors Service đã xem xét để hạ bậc xếp hàng tín dụng nhà phát hành ngoại tệ dài hạn Caa1 của Sri Lanka và xếp hạng nợ không có đảm bảo cao cấp của quốc gia này đang được xem xét để hạ bậc, trong khi đầu tháng này Fitch Ratings đã hạ hạng Sri Lanka xuống loại CCC và tiết lộ rằng trong 5 năm tới, quốc gia này buộc phải có được 29 tỷ USD để trả các khoản nợ của mình.
Các đối tác thương mại của Sri Lanka đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về lệnh cấm nhập khẩu của quốc gia này. Giá trị xuất khẩu của Liên minh châu Âu sang Sri Lanka giảm từ 1,24 tỷ EUR năm 2019 xuống 904 triệu EUR năm 2020, giảm 27% và là con số thấp nhất trong 10 năm. Sri Lanka chủ yếu nhập khẩu máy móc, dược phẩm, sản phẩm sắt thép và xe cộ từ châu Âu.
Một đại diện của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Sri Lanka và Maldives nói với Nikkei, nói thêm rằng: “EU tiếp tục có những lo ngại nghiêm trọng về các hạn chế nhập khẩu rộng rãi do Sri Lanka áp đặt, dưới nhiều hình thức khác nhau, kể từ năm ngoái. EU đã nhiều lần kêu gọi các nhà chức trách Sri Lanka duy trì các cam kết của họ với Tổ chức Thương mại Thế giới và EU đã đưa ra vấn đề này một lần nữa tại Ủy ban Thương mại Hàng hóa của WTO vào tháng 7 năm 2021.”
Vào tháng 4, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa tuyên bố, chính phủ sẽ cấm nhập khẩu phân bón hóa học, vốn khiến nước này tiêu tốn 400 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Chè Sri Lanka, Rohan Pethiyagoda, cảnh báo rằng việc cấm nhập khẩu phân bón sẽ làm tổn hại đến sản xuất và xuất khẩu chè của Sri Lanka.
Sau hàng may mặc, chè là một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của đất nước. Chè được trồng ở Sri Lanka được gọi phổ biến là Trà Ceylon. Ngành công nghiệp này hiện đang tạo ra thu nhập cho hơn 1 triệu người lao động trực tiếp và gián tiếp. Thu nhập xuất khẩu từ chè cũng đóng góp 2% vào GDP của Sri Lanka.
Pethiyagoda nhấn mạnh rằng việc thay đổi chính sách nông nghiệp theo cách đột xuất có thể làm cho các vấn đề ảnh hưởng đến ngành thậm chí còn tồi tệ hơn.
Ông bày tỏ quan ngại đối với việc xuất khẩu chè của đất nước vì lệnh cấm kéo dài sang các loại nông dược khác.
Xuất khẩu chè của Sri Lanka đã mang lại 230 tỷ rupee trong năm ngoái. Năm nay, từ tháng 1 đến tháng 6, các lô hàng đã lên tới 136 triệu kg, trị giá 127,83 tỷ rupee, so với 106 tỷ rupee trong cùng kỳ năm 2020.