Liên kết sản xuất giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên

Những năm qua, mô hình liên kết, bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với nông dân tại tỉnh Ninh Thuận đã và đang góp phần tích cực trong chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, giúp đồng bào nâng cao thu nhập.

Những ngày này, về huyện miền núi Bác Ái, đi trên các tuyến đường 705, 707 dọc các sườn đồi từ xã Phước Trung đến các xã Phước Chính, Phước Bình... dễ gặp hình ảnh người dân đang thu hoạch hạt điều mùa vụ năm 2024.

Vụ điều năm nay, bà con thu hoạch muộn hơn năm ngoái gần 2 tháng, thời điểm cây điều ra hoa gặp phải nắng gắt, cho nên tỷ lệ đậu trái ít hơn so với năm ngoái, nhưng được Hợp tác xã Điều hữu cơ Truecoop thu mua với giá ổn định, nên thu nhập của nông dân tăng lên.

Chị Pupu Thị Hạnh ở thôn Bạc Rây 2 trồng hơn 1.000 cây điều theo hướng hữu cơ trên 2,5ha đất sườn đồi, năng suất hạt điều tăng lên gần 7 tạ/ha/năm.

Chị Pupu Thị Hạnh ở thôn Bạc Rây 2 trồng hơn 1.000 cây điều theo hướng hữu cơ trên 2,5ha đất sườn đồi, năng suất hạt điều tăng lên gần 7 tạ/ha/năm.

Đơn vị đang mở rộng vùng nguyên liệu để liên kết với khoảng 2.500 thành viên, nâng diện tích, sản lượng của TrueCoop lên hơn 5.000ha. Theo đó, hợp tác xã cùng với Công ty Cổ phần BioValley Việt Nam sẽ xây dựng nhà máy chế biến điều hữu cơ tại Ninh Thuận, hướng tới việc thực hiện các dự án liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm hạt điều hữu cơ tại địa phương.

Ông Bùi Duy Thanh, Phó Giám đốc Hợp tác xã Điều hữu cơ TrueCoop

Chị Pupu Thị Hạnh ở thôn Bạc Rây 2, bộc bạch: “Gia đình tôi trồng hơn 1.000 cây điều trên 2,5ha đất sườn đồi. Trước đây, canh tác theo kiểu truyền thống là trồng thả, chủ yếu dựa vào nước mưa, nên năng suất thấp, khoảng 5-6 tạ/ha/năm. Từ khi được hợp tác xã cử cán bộ kỹ thuật đến hướng dẫn người dân trồng, chăm sóc cây điều theo hướng hữu cơ, năng suất hạt điều tăng lên gần 7 tạ/ha/năm. Hợp tác xã thu mua với giá từ 25.000 đồng-26.000 đồng/kg, thu nhập tăng lên nhiều”.

Ông Bùi Duy Thanh, Phó Giám đốc Hợp tác xã Điều hữu cơ TrueCoop, cho biết: “Đơn vị đang mở rộng vùng nguyên liệu để liên kết với khoảng 2.500 thành viên, nâng diện tích, sản lượng của TrueCoop lên hơn 5.000ha. Theo đó, hợp tác xã cùng với Công ty Cổ phần BioValley Việt Nam sẽ xây dựng nhà máy chế biến điều hữu cơ tại Ninh Thuận, hướng tới việc thực hiện các dự án liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm hạt điều hữu cơ tại địa phương”.

Cán bộ kỹ thuật của Hợp tác xã Điều hữu cơ TrueCoop, hướng dẫn nông dân phương pháp chăm sóc cây điều theo hướng sản xuất hữu cơ.

Cán bộ kỹ thuật của Hợp tác xã Điều hữu cơ TrueCoop, hướng dẫn nông dân phương pháp chăm sóc cây điều theo hướng sản xuất hữu cơ.

Hiện, trên địa bàn xã Phước Bình có 2 điểm thu mua của Hợp tác xã Điều hữu cơ TrueCoop, cho nên bà con rất thuận tiện trong việc giao dịch.

Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bác Ái Ngô Thị Cúc, cho biết: Toàn huyện có gần 1.500ha cây điều, tuy không phải là cây trồng chủ lực, nhưng cây điều đang giúp bà con ở các xã miền núi có nguồn thu đáng kể. Cùng với đó, cây điều còn góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tăng độ che phủ của rừng đáng kể”.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ninh Thuận có hơn 5.000ha cây điều trồng dưới tán rừng, trong đó, Hợp tác xã Điều hữu cơ TrueCoop đã liên kết và bao tiêu 100% sản phẩm với 1.800 hộ/3.980ha, canh tác theo hướng hữu cơ, theo tiêu chuẩn của Mỹ, Nhật Bản và châu Âu.

Năm 2020, Hợp tác xã Nông nghiệp Dịch vụ tổng hợp Phước Chính, huyện Bác Ái triển khai mô hình giúp người dân nâng cao năng suất và chất lượng hạt gạo bằng cách liên kết với 30 hộ canh tác khoảng 20ha giống lúa Đài Thơm 8 theo tiêu chuẩn VietGAP.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ninh Thuận có hơn 5.000ha cây điều trồng dưới tán rừng, trong đó, Hợp tác xã Điều hữu cơ TrueCoop đã liên kết và bao tiêu 100% sản phẩm với 1.800 hộ/3.980ha, canh tác theo hướng hữu cơ, theo tiêu chuẩn của Mỹ, Nhật Bản và châu Âu.

Theo đó, hợp tác xã hỗ trợ giống lúa mới, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Qua thời gian triển khai, mô hình không chỉ giúp nâng cao năng suất, sản lượng hạt gạo mà còn làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân.

Bà con phấn khởi thu hoạch lúa được trồng từ giống lúa Đài thơm 8 do Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Phước Chính, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận triển khai mô hình liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, giúp người dân nâng cao năng suất và chất lượng hạt gạo.

Bà con phấn khởi thu hoạch lúa được trồng từ giống lúa Đài thơm 8 do Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Phước Chính, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận triển khai mô hình liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, giúp người dân nâng cao năng suất và chất lượng hạt gạo.

Đến nay, số hộ liên kết đã tăng lên gần 90 hộ, sản xuất gần 70ha/vụ, sản lượng gạo sạch cung ứng ra thị trường các tỉnh, thành phố, như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Lâm Đồng… hơn 50 tấn/vụ, góp phần hình thành sản phẩm đặc thù của địa phương, giúp người dân nâng cao thu nhập.

Chị Chamaleá Thị Phượng ở thôn Suối Khô, xã Phước Chính chia sẻ: “Khi tham gia liên kết, sau khi thu hoạch, hợp tác xã thu mua với giá cao hơn thương lái, cho nên bà con rất yên tâm phát triển kinh tế gia đình”.

Mô hình liên kết, bao tiêu sản phẩm đã giúp cho nông dân khai thác hiệu quả lợi thế từ các loại cây trồng bản địa, đồng thời mở ra hướng đi mới để huyện Bác Ái triển khai việc phát triển những cây trồng có giá trị kinh tế cao, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất, giúp đồng bào giảm nghèo bền vững.

Điển hình như Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Nam Miền Trung ở thôn Suối Đá, xã Phước Tiến đã chủ động tìm hướng đi riêng bằng cách xây dựng khu nông trại nhà kính rộng 2ha, liên kết với nông dân sản xuất dưa lưới và bao tiêu 100% sản phẩm khi thu hoạch. Những năm qua, mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 230 tấn dưa lưới chất lượng cao, đạt doanh thu từ 6-7 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Trọng Hạnh, Giám đốc hợp tác xã, cho biết: “Hợp tác xã đã tham gia Chương trình OCOP với sản phẩm dưa lưới Sun Farm, năm 2022, được Hội đồng đánh giá và xếp hạng đạt 3 sao cấp tỉnh. Nay, đã mở rộng liên kết với người dân gần chục héc-ta. Sắp tới, hợp tác xã nghiên cứu đầu tư xây dựng, chế biến sâu để cho ra các chủng loại sản phẩm đa dạng được chế biến từ dưa lưới như: Nước ép dưa lưới, dưa lưới sấy, kem dưa lưới, kẹo dưa lưới...

Bí thư Huyện ủy Bác Ái Mẫu Thái Phương cho biết: “Toàn huyện có 14 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đang hoạt động với 130 thành viên, tổng số vốn điều lệ hơn 20 tỷ đồng. Việc phát triển các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản đã giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản; khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tạo điều kiện thuận lợi đưa tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, tạo vùng nguyên liệu và ổn định đầu ra cho sản phẩm, đã tạo ra bước đột phá quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, vừa giúp nông dân nông thôn giảm nghèo bền vững mà còn đóng góp rất lớn vào xây dựng nông thôn mới ở địa phương”.

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/lien-ket-san-xuat-giup-dong-bao-dan-toc-thieu-so-vuon-len-post813645.html