Liên minh HTX Quốc tế, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đến thăm làng nghề 'biến đất thành vàng'

Sáng 29/7, bên lề Hội nghị Ban Lãnh đạo ICA-AP và Hội nghị Thượng đỉnh nữ lãnh đạo HTX khu vực châu Á-Thái Bình Dương diễn ra tại Hà Nội từ ngày 28-31/7, đoàn công tác của Liên minh HTX Quốc tế, khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ICA-AP) đã đến thăm Bảo tàng gốm Bát Tràng tại huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.

Đại diện ICA-AP chụp ảnh lưu niệm tại Bảo tàng gốm Bát Tràng.

Đại diện ICA-AP chụp ảnh lưu niệm tại Bảo tàng gốm Bát Tràng.

Bát Tràng được đánh giá là một trong những mảnh đất hội tụ tinh hoa của nghệ thuật gốm sứ Việt Nam. Qua bàn tay khéo léo và tài hoa của các nghệ nhân, thành viên HTX và doanh nghiệp, từ những thớ đất bình thường đã trở thành những tác phẩm có giá trị nghệ thuật thẩm mỹ đặc sắc.

Các nghệ nhân tại Bát Tràng đang trực tiếp sản xuất gốm.

Các nghệ nhân tại Bát Tràng đang trực tiếp sản xuất gốm.

Hiện, Bảo tàng gốm Bát Tràng là nơi để các HTX, doanh nghiệp giới thiệu và bày bán nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng, các sản phẩm đều đạt chất lượng OCOP và cũng là điểm du lịch đón tiếp khách trong và ngoài nước.

TS Chandrapal Singh Yadav (phải), Chủ tịch ICA-AP và bà Savistri, Tổng Giám đốc Liên đoàn quốc gia HTX Ấn Độ kiêm Thư ký Chủ tịch ICA-AP thăm khu sản xuất gốm tại Bảo tàng gốm Bát Tràng.

TS Chandrapal Singh Yadav (phải), Chủ tịch ICA-AP và bà Savistri, Tổng Giám đốc Liên đoàn quốc gia HTX Ấn Độ kiêm Thư ký Chủ tịch ICA-AP thăm khu sản xuất gốm tại Bảo tàng gốm Bát Tràng.

Bà Savistri, Tổng Giám đốc Liên đoàn quốc gia HTX Ấn Độ kiêm Thư ký Chủ tịch ICA-AP, đánh giá một trong những điểm nhấn ở đây là các mô hình sản xuất của doanh nghiệp, HTX tại làng nghề nhưng có luôn bảo tàng là không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm.

Đây cũng là điểm kết nối khách du lịch trong và ngoài nước rất thuận lợi, tạo ra cái nhìn tổng quát, khách quan cho du khách khi tìm hiểu về mô hình sản xuất gốm sứ truyền thống của Việt Nam.

Bà Savistri ấn tượng bởi không gian trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại Bảo tàng gốm Bát Tràng.

Bà Savistri ấn tượng bởi không gian trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại Bảo tàng gốm Bát Tràng.

Điều này hoàn toàn khác so với Ấn Độ. Ấn Độ hiện chưa có HTX chuyên sản xuất đồ gốm sứ quy mô lớn và theo chuỗi như tại Việt Nam. Một số HTX sản xuất những mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác nhưng thường sẽ là nơi sản xuất ở một địa điểm, nơi trưng bày ở một địa điểm khác, cách xa nhau.

Chủ tịch ICA-AP Chandrapal Singh Yadav tìm hiểu thông tin về nghề gốm Bát Tràng.

Chủ tịch ICA-AP Chandrapal Singh Yadav tìm hiểu thông tin về nghề gốm Bát Tràng.

“Tôi rất ấn tượng vì trong trong bối cảnh kinh tế thị trường, làng nghề Bát Tràng vẫn gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Ngoài ra, các sản phẩm gốm sứ vừa có sự sáng tạo, thể hiện nét đặc trưng của từng đơn vị sản xuất. Đây là nền tảng cho người dân liên kết thành các HTX chuyên ngành, từ đó thúc đẩy làng nghề phát triển mạnh mẽ”, bà Savistri chia sẻ.

Các đại biểu của ICA-AP nghe thuyết trình về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Làng gốm Bát Tràng là làng gốm lâu đời nổi tiếng nhất ở Việt Nam, là một điểm đến được nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm.

Hiện, những HTX sản xuất gốm sứ lớn ở Bát Tràng phải kể đến HTX Sản xuất Kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh, HTX Sản xuất thương mại và dịch vụ chợ gốm làng cổ Bát Tràng…

Những HTX này đang góp phần không nhỏ vào làm rạng danh làng gốm Bát Tràng bằng việc đầu tư khoa học công nghệ để sản xuất xanh, phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch.

Bình quân mỗi năm, làng nghề đón khoảng 2.000 đoàn khách du lịch với hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan.

Phạm Hòa - Huyền Trang

Nguồn Vnbusiness: https://vnbusiness.vn//hop-tac-xa/lien-minh-htx-quoc-te-khu-vuc-chau-a-thai-binh-duong-den-tham-lang-nghe-bien-dat-thanh-vang-1101322.html