Loài cá cóc sần cực đẹp và hiếm được phát hiện ở độ cao gần 2000m

Cá cóc sần Ngọc Linh được tìm thấy ở độ cao 1.800m, loài cá này lập kỷ lục về độ cao đối với loài cá cóc được phát hiện ở Việt Nam.

Cá cóc Ngọc Linh (hay cá cóc sần ngọc linh), có tên khoa học "Tylototriton ngoclinhensis", được các nhà nghiên cứu bò sát, lưỡng cư Việt Nam và Đức phát hiện ở núi Ngọc Linh, KonTum.

Cá cóc Ngọc Linh (hay cá cóc sần ngọc linh), có tên khoa học "Tylototriton ngoclinhensis", được các nhà nghiên cứu bò sát, lưỡng cư Việt Nam và Đức phát hiện ở núi Ngọc Linh, KonTum.

Trước đây, đã có 6 loài cá cóc được phát hiện tại Việt Nam và chúng chỉ tồn tại ở miền Bắc đến Nghệ An. Phát hiện mới này mở ra cơ hội cho các nhà nghiên cứu bò sát và lưỡng cư để khám phá thêm các loài cá cóc mới ở miền Trung từ Quảng Bình đến Kon Tum.

Trước đây, đã có 6 loài cá cóc được phát hiện tại Việt Nam và chúng chỉ tồn tại ở miền Bắc đến Nghệ An. Phát hiện mới này mở ra cơ hội cho các nhà nghiên cứu bò sát và lưỡng cư để khám phá thêm các loài cá cóc mới ở miền Trung từ Quảng Bình đến Kon Tum.

Việc phát hiện cá cóc sần Ngọc Linh là một khám phá quan trọng về mặt tiến hóa và địa lý động vật học. Loài này có sự khác biệt về địa điểm sinh sống so với quần thể gần nhất trong chi Tylototriton, cách khoảng 370km.

Việc phát hiện cá cóc sần Ngọc Linh là một khám phá quan trọng về mặt tiến hóa và địa lý động vật học. Loài này có sự khác biệt về địa điểm sinh sống so với quần thể gần nhất trong chi Tylototriton, cách khoảng 370km.

Cá cóc sần Ngọc Linh được tìm thấy ở độ cao 1.800 mét, loài cá này lập kỷ lục về độ cao đối với loài cá cóc được phát hiện ở Việt Nam.

Cá cóc sần Ngọc Linh được tìm thấy ở độ cao 1.800 mét, loài cá này lập kỷ lục về độ cao đối với loài cá cóc được phát hiện ở Việt Nam.

Cá cóc sần Ngọc Linh được coi là một loài lưỡng cư quý hiếm.

Cá cóc sần Ngọc Linh được coi là một loài lưỡng cư quý hiếm.

Cá cóc sần Ngọc Linh có kích thước trung bình, có cạnh đầu lớn, mang tai nổi bật và sống lưng màu cam, cùng 14 mụn cóc tuyến lớn và khác biệt ở lưng.

Cá cóc sần Ngọc Linh có kích thước trung bình, có cạnh đầu lớn, mang tai nổi bật và sống lưng màu cam, cùng 14 mụn cóc tuyến lớn và khác biệt ở lưng.

Cá thể trưởng thành, sống trên cạn, ven suối và ẩn nấp trong các lớp thảm mục thực vật ở các khu rừng thường xanh núi cao quanh năm sương mù bao phủ.

Cá thể trưởng thành, sống trên cạn, ven suối và ẩn nấp trong các lớp thảm mục thực vật ở các khu rừng thường xanh núi cao quanh năm sương mù bao phủ.

Tuấn Lưu (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/loai-ca-coc-san-cuc-dep-va-hiem-duoc-phat-hien-o-do-cao-gan-2000m-post587083.antd