Loại rau dại mệnh danh 'cỏ tiên', bổ mắt, dưỡng nhan, nấu gì cũng ngon
Loại rau này từ xa xưa được xem là báu vật thiên nhiên, thậm chí ca ngợi là 'cỏ tiên' bởi khả năng tăng cường trao đổi chất, bổ sung hàm lượng vitamin C tác dụng kháng virus, bảo vệ cơ thể.
Đây là loại rau dại tươi ngon rất được yêu thích trong mùa đông mang tên Tề thái.
Loại rau này còn có các tên gọi như cải dại, tề thái hoa, địa mễ thái, tên khoa học Capsella bursa pastoris Medic thuộc họ Chữ thập Brassicaceae (Cruciferae).
Cây mọc hoang ở miền Bắc Việt Nam, nhiều nhất ở vùng Sapa (Lào Cai), Ninh Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tây, Hà Nội, thường thấy trên các bãi hoang.
Loại rau dại này không chỉ cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng dồi dào trong mùa đông mà còn là báu vật trong nấu ăn.
Tề thái có lá xanh mềm, giàu vitamin C, vitamin A, sắt, canxi và các chất dinh dưỡng khác.
Ngoài ra, tề thái còn rất giàu chất xơ, giúp thúc đẩy nhu động ruột và duy trì sức khỏe đường ruột.
Vào mùa đông lạnh giá, loại rau dại này vừa thơm ngon lại cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nên là sự lựa chọn lý tưởng để bồi dưỡng và duy trì sức khỏe.
Trong y học cổ truyền, tề thái có vị ngọt, tính trung tính, có tác dụng thanh lọc gan, điều hòa lá lách, điều hòa máu và lợi tiểu, hạ huyết áp, có thể dùng để điều trị kiết lỵ, phù nề, tiểu dưỡng chấp, nôn ra máu, đại tiện ra máu, đỏ mắt, sưng tấy, đau nhức...
Loại rau này được ca ngợi là "cỏ tiên" và là báu vật thiên nhiên, là một loại rau rừng được người dân vô cùng yêu thích.
Vào mùa đông xuân, mọi người thường tới các nơi hoang dã để nhổ loại rau này về để chế biến món ngon.
Loại rau này giàu carotene. Vì carotene là tiền vitamin A nên là thực phẩm tốt để điều trị bệnh khô mắt và bệnh quáng gà.
Axit có trong loại rau này là một thành phần cầm máu hiệu quả và có thể rút ngắn thời gian chảy máu và đông máu.
Các dưỡng chất trong rau tề thái có tác dụng làm giảm mức cholesterol và chất béo trung tính trong máu và gan, giảm huyết áp, đồng thời giảm viêm.
Ăn nhiều loại rau này có thể tăng cường hàm lượng vitamin C trong cơ thể, có tác dụng kháng virus.
Loại rau này cũng chứa lượng lớn chất xơ thô, sau khi tiêu thụ có thể tăng cường nhu động ruột già, chống táo bón, từ đó tăng cường trao đổi chất.
Qua đó giúp ngăn ngừa và điều trị mỡ máu cao, tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành, béo phì, tiểu đường, ung thư đường ruột...
Đây là loại rau có thể chế biến nhiều món ăn, từ làm bánh, xào, nấu canh đều ngon.
3 cách chế biến rau tề thái ngon, bổ dưỡng
Sủi cảo nhân thịt rau tề thái
Nguyên liệu: Rau tề thái, thịt heo, bột mì, gừng, hành lá, muối, nước xì dầu, dầu mè, dầu ăn.
Cách làm:
- Cho 300 gam bột mì vào chậu, thêm 5 gam muối, thêm lượng nước thích hợp, nhào thành khối, đậy kín và để bột nghỉ 30 phút. Sau đó cán mỏng làm vỏ sủi cảo.
Rau tề thái nhổ về làm sạch. Cho nước vào nồi đun sôi, cho rau vào chần khoảng 1 phút rồi vớt ra để nguội, vắt kiệt nước, cắt nhỏ và để vào tô lớn.
- Thịt lợn băm thành từng miếng nhỏ, thêm hành lá băm, gừng băm, nước xì dầu hoặc dầu hào, dầu mè và muối vào, đảo đều rồi để yên trong 2 phút. Sau đó cho rau tề thái đã cắt nhỏ vài, thêm chút dầu ăn rồi trộn đều làm nhân bánh.
- Lấy một miếng bột, cán mỏng làm vỏ sủi cảo, cho nhân bánh rồi vào rồi nặn thành hình bán nguyệt. Đun sôi một nồi nước, cho sủi cảo vào luộc chín rồi vớt ra.
Canh rau tề thái, sò điệp, trứng
Nguyên liệu: Rau tề thái, sò điệp, trứng, gừng lát, muối, dầu ăn.
Cách làm:
- Rau tề thái rửa sạch, cắt ngắn vừa ăn. Sò điệp rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào nồi, hấp trên lửa lớn cho đến khi sò nở, nạy thịt sò ra để riêng. Đập 2 quả trứng vào. bát, khuấy đều.
- Đun nóng dầu trong nồi, đổ nước trứng vào, xào cho đến khi nước trứng đông lại thành từng cục thì thêm nước vào và đun sôi trên lửa lớn.
- Cho thịt sò điệp vào, thêm rau tề thái vào, đun sôi, thêm muối, tiêu, dầu mè cho vừa ăn rồi dùng.
Bánh bột ngô rau tề thái
Nguyên liệu: Rau tề thái, cà rốt, mộc nhĩ, tôm khô, trứng gà, bột ngô, muối, dầu ăn.
Cách làm:
- Rau tề thái rửa sạch, cắt nhỏ. Nấm hương tươi rửa sạch, chần, để nguội, vắt bớt nước, cắt thành từng lát mỏng, để riêng. Cà rốt cắt sợi mỏng. Ngâm mọc nhĩ nở mềm, cắt thành miếng vừa ăn.
Tráng trứng chín rồi cắt thành từng miếng. Tôm khô ngâm nước cho mềm rồi vớt ra để ráo nước.
- Rau tề thái, cà rốt, mộc nhĩ, trứng, tôm khô thái sợi, mộc nhĩ, tôm khô, trứng đã sơ chế vào tô lớn, thêm chút muối, dầu ăn rồi đảo đều làm nhân bánh.
- Lấy một lượng nhân vừa đủ, nhẹ nhàng vo đều, nặn thành hình tròn rồi lăn qua bột ngô. Bạn nhớ lăn 3-4 lần cho bột ngô ngấm với độ ẩm của nhân bánh, khiến nhân bánh được bao bọc một lớp bột ngô vừa phải.
- Cho bánh bột ngô vào nồi, hấp trên lửa lớn, thêm hơi nước và hấp trong 10 phút thì lấy ra ăn.
Nếu bây giờ bạn đào được nhiều rau tề thái và ăn không hết có thể đem bảo quản để ăn dần.
Cách bảo quản rau tề thái:
- Làm sạch rau tề thái. Thêm nước vào nồi, đun sôi rồi cho rau vào chần trong 1 phút rồi vớt rau ra để nguội.
- Sau khi rau nguội, vắt bớt nước thừa, vo rau thành quả bóng nhỏ.
- Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín viên rau để khóa độ ẩm. Sau đó cho rau vào túi đựng thực phẩm và bảo quản trong tủ lạnh.
Thông qua những phương pháp bảo quản đơn giản này, chúng ta có thể thưởng thức hương vị thơm ngon của rau tề thái vào mùa đông xuân.
Loại rau này không chỉ tạo thêm màu sắc, mùi thơm cho món ăn mà còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể, khiến bàn ăn mùa đông thêm nhiều màu sắc.
Chúc các bạn thành công khi chế biến loại rau này thành nhiều món ngon!
(Công thức món ăn và ảnh theo Sohu)