Loài thú ăn kiến với chiếc lưỡi dài kỳ dị

Thú ăn kiến có thể được tìm thấy nhiều trong môi trường sống bao gồm đồng cỏ và rừng nhiệt đới ở Nam Mỹ. Chúng ăn chủ yếu là kiến và mối, sử dụng vuốt trước để đào chúng lên và cái lưỡi dài và dính để thu lấy con mồi.

Thú ăn kiến là loài thú thuộc bộ Thú thiếu răng chỉ sống trong các khu rừng ở Nam Mỹ. Chúng có bộ lông dài và rậm, lưỡi mảnh, có thể thè ra ngoài để bắt kiến và mồi.

Thú ăn kiến là loài thú thuộc bộ Thú thiếu răng chỉ sống trong các khu rừng ở Nam Mỹ. Chúng có bộ lông dài và rậm, lưỡi mảnh, có thể thè ra ngoài để bắt kiến và mồi.

Thú ăn kiến bắt kiến và mối qua những lỗ nhỏ trên đỉnh tổ kiến. Chúng không bao giờ phá hủy những tổ kiến này. Thú ăn kiến phải ăn rất nhanh vì sợ bị kiến đốt.

Thú ăn kiến bắt kiến và mối qua những lỗ nhỏ trên đỉnh tổ kiến. Chúng không bao giờ phá hủy những tổ kiến này. Thú ăn kiến phải ăn rất nhanh vì sợ bị kiến đốt.

Thú ăn kiến không có răng. Chúng sử dụng chiếc lưỡi dài và dính của mình để bắt mồi. Chiếc lưỡi này hẹp, trên mặt lưỡi có nhiều gai nhọn và có thể dài tới 60cm.

Thú ăn kiến không có răng. Chúng sử dụng chiếc lưỡi dài và dính của mình để bắt mồi. Chiếc lưỡi này hẹp, trên mặt lưỡi có nhiều gai nhọn và có thể dài tới 60cm.

Chúng có thể thè lưỡi tới 150 - 160 lần/phút nhằm bắt đủ kiến để ăn mà không bị kiến cắn. Một con thú ăn kiến có thể ăn tới 30.000 con kiến mỗi ngày.

Chúng có thể thè lưỡi tới 150 - 160 lần/phút nhằm bắt đủ kiến để ăn mà không bị kiến cắn. Một con thú ăn kiến có thể ăn tới 30.000 con kiến mỗi ngày.

Dạ dày của thú ăn kiến có cấu tạo đặc biệt có thể nghiền nát số lượng lớn kiến và mối, giúp tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa. Dạ dày này sản sinh ra a-xít fomic thay vì a-xít hydrocloric thường thấy ở các loài động vật có vú khác.

Dạ dày của thú ăn kiến có cấu tạo đặc biệt có thể nghiền nát số lượng lớn kiến và mối, giúp tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa. Dạ dày này sản sinh ra a-xít fomic thay vì a-xít hydrocloric thường thấy ở các loài động vật có vú khác.

Thú ăn kiến có thị lực kém nhưng khả năng đánh hơi rất nhạy bén, gấp 40 lần loài người. Chúng sử dụng chiếc mũi của mình để tìm thức ăn. Nhiệt độ cơ thể của thú ăn kiến là 32,7°C, thấp hơn so với các động vật có vú, có nhau thai khác.

Thú ăn kiến có thị lực kém nhưng khả năng đánh hơi rất nhạy bén, gấp 40 lần loài người. Chúng sử dụng chiếc mũi của mình để tìm thức ăn. Nhiệt độ cơ thể của thú ăn kiến là 32,7°C, thấp hơn so với các động vật có vú, có nhau thai khác.

Nếu sống trong tự nhiên, thú ăn kiến có thể tồn tại được 15 năm và 25 năm nếu được nuôi nhốt.

Nếu sống trong tự nhiên, thú ăn kiến có thể tồn tại được 15 năm và 25 năm nếu được nuôi nhốt.

Thú ăn kiến ngủ 15 tiếng một ngày. Móng vuốt của nó dài tới 10cm được sử dụng để bảo vệ bản thân trước kẻ thù như báo đốm hay báo sư tử.

Thú ăn kiến ngủ 15 tiếng một ngày. Móng vuốt của nó dài tới 10cm được sử dụng để bảo vệ bản thân trước kẻ thù như báo đốm hay báo sư tử.

Thú ăn kiến mang thai trong 190 ngày và chỉ đẻ một con mỗi lứa. Thú ăn kiến con sẽ ở với mẹ trong hai năm cho đến khi thú ăn kiến mẹ lại mang thai. Trong năm đầu đời, thú ăn kiến mẹ sẽ cõng con trên lưng.

Thú ăn kiến mang thai trong 190 ngày và chỉ đẻ một con mỗi lứa. Thú ăn kiến con sẽ ở với mẹ trong hai năm cho đến khi thú ăn kiến mẹ lại mang thai. Trong năm đầu đời, thú ăn kiến mẹ sẽ cõng con trên lưng.

Thú ăn kiến khổng lồ được liệt kê là loài sắp nguy cấp bởi Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN). Nó đã bị tuyệt diệt ở một số phần của môi trường sống trước đây của nó. Các mối đe dọa đến sự tồn tại của nó bao gồm phá hủy môi trường sống và săn bắn, mặc dù một số loài ăn kiến sống trong các khu vực được bảo vệ.

Thú ăn kiến khổng lồ được liệt kê là loài sắp nguy cấp bởi Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN). Nó đã bị tuyệt diệt ở một số phần của môi trường sống trước đây của nó. Các mối đe dọa đến sự tồn tại của nó bao gồm phá hủy môi trường sống và săn bắn, mặc dù một số loài ăn kiến sống trong các khu vực được bảo vệ.

Tuấn Lưu (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/loai-thu-an-kien-voi-chiec-luoi-dai-ky-di-post586079.antd