Loạt bảo vật trứ danh trong các ngôi chùa cổ nổi tiếng Việt Nam

Không chỉ có lịch sử lâu đời và kiến trúc đẹp hoàn mỹ, những ngôi chùa cổ này còn được biết đến nhờ những bảo vật độc nhất vô nhị mà rất nhiều người Việt ước ao ít nhất một lần được chiêm ngưỡng trong đời.

1. Nằm ở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Bút Tháp là nơi lưu giữ bức tượng tác phẩm điêu khắc được đánh giá là tinh xảo bậc nhất Việt Nam. Đó là Bảo vật quốc gia - tượng Quan Âm Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn hay tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, được tạc năm 1656.

1. Nằm ở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Bút Tháp là nơi lưu giữ bức tượng tác phẩm điêu khắc được đánh giá là tinh xảo bậc nhất Việt Nam. Đó là Bảo vật quốc gia - tượng Quan Âm Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn hay tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, được tạc năm 1656.

Tác phẩm được làm bằng gỗ phủ sơn trên tòa sen với tổng chiều cao là 3,7 mét, tạo hình trong tư thế ngồi thiền định với 42 cánh tay lớn và 952 cánh tay nhỏ. Trong các tay lớn, hai tay chắp trước ngực, hai tay để trên đùi, các tay lớn còn lại có tư thế đa dạng với bàn tay trong tư thế ấn quyết.

Tác phẩm được làm bằng gỗ phủ sơn trên tòa sen với tổng chiều cao là 3,7 mét, tạo hình trong tư thế ngồi thiền định với 42 cánh tay lớn và 952 cánh tay nhỏ. Trong các tay lớn, hai tay chắp trước ngực, hai tay để trên đùi, các tay lớn còn lại có tư thế đa dạng với bàn tay trong tư thế ấn quyết.

Ở phía sau, hàng trăm cánh tay nhỏ tạo thành nhiều lớp vòng hào quang tỏa ra xung quanh pho tượng. Trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt, tượng trưng cho sự giác ngộ.

Ở phía sau, hàng trăm cánh tay nhỏ tạo thành nhiều lớp vòng hào quang tỏa ra xung quanh pho tượng. Trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt, tượng trưng cho sự giác ngộ.

Theo đánh giá của các chuyên gia, bức tượng Quan Âm Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn chùa Bút Tháp là tác phẩm điêu khắc xuất sắc hàng đầu của nghệ thuật Phật giáo nói riêng và nghệ thuật tạo hình nói chung của Việt Nam thế kỷ 17 còn được lưu giữ đến nay.

Theo đánh giá của các chuyên gia, bức tượng Quan Âm Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn chùa Bút Tháp là tác phẩm điêu khắc xuất sắc hàng đầu của nghệ thuật Phật giáo nói riêng và nghệ thuật tạo hình nói chung của Việt Nam thế kỷ 17 còn được lưu giữ đến nay.

2. Được lưu giữ tại chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội), Bảo vật quốc gia - Tượng Phật giáo thời Tây Sơn, hay 18 vị La Hán chùa Tây Phương theo cách gọi dân gian, được coi là tác phẩm kinh điển của nền nghệ thuật cổ Việt Nam.

2. Được lưu giữ tại chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội), Bảo vật quốc gia - Tượng Phật giáo thời Tây Sơn, hay 18 vị La Hán chùa Tây Phương theo cách gọi dân gian, được coi là tác phẩm kinh điển của nền nghệ thuật cổ Việt Nam.

Trái với sự tĩnh tại thường thấy ở tượng Phật giáo Việt Nam, tượng 18 vị La Hán chùa Tây Phương lại mang dáng vẻ cực kỳ sinh động, không bức tượng nào giống bức tượng nào. Ẩn sau từng đường nét của tượng là các thông điệp giàu ý nghĩa về lịch sử, xã hội, tư tưởng, triết lý...

Trái với sự tĩnh tại thường thấy ở tượng Phật giáo Việt Nam, tượng 18 vị La Hán chùa Tây Phương lại mang dáng vẻ cực kỳ sinh động, không bức tượng nào giống bức tượng nào. Ẩn sau từng đường nét của tượng là các thông điệp giàu ý nghĩa về lịch sử, xã hội, tư tưởng, triết lý...

Rất nhiều người Việt biết đến những bức tượng Phật giáo thời Tây Sơn của chùa Tây Phương qua bài thơ "Các vị La Hán chùa Tây Phương" của nhà thơ Huy Cận. Bài thơ đã được đưa vào sách giáo khoa, mở đầu bằng câu "Các vị La Hán chùa Tây Phương/ Tôi đến thăm về lòng vấn vương...".

Rất nhiều người Việt biết đến những bức tượng Phật giáo thời Tây Sơn của chùa Tây Phương qua bài thơ "Các vị La Hán chùa Tây Phương" của nhà thơ Huy Cận. Bài thơ đã được đưa vào sách giáo khoa, mở đầu bằng câu "Các vị La Hán chùa Tây Phương/ Tôi đến thăm về lòng vấn vương...".

Ngày nay, 18 vị La Hán chùa Tây Phương vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn như khi được tạo tác vào thời Tây Sơn. Các hiện vật nổi tiếng này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam từ năm 2015.

Ngày nay, 18 vị La Hán chùa Tây Phương vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn như khi được tạo tác vào thời Tây Sơn. Các hiện vật nổi tiếng này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam từ năm 2015.

3. Chính điện của chùa Phật Tích là nơi tôn trí pho tượng Phật A Di Đà bằng đá lớn nhất và nguyên vẹn nhất của thời Lý. Đây là một trong những hiện vật đầu tiên được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam (đợt 1, năm 2012).

3. Chính điện của chùa Phật Tích là nơi tôn trí pho tượng Phật A Di Đà bằng đá lớn nhất và nguyên vẹn nhất của thời Lý. Đây là một trong những hiện vật đầu tiên được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam (đợt 1, năm 2012).

Theo văn bia Vạn Phúc thiền tự bi thì năm 1057 vua nhà Lý cho xây chùa và dựng một ngọn tháp cao trên núi Lạn Kha, bên trong tôn trí pho tượng Phật cao 6 thước, chính là pho tượng A Di Đà chùa Phật Tích. Đây là pho tượng Phật xưa nhất được văn bia ghi lại của Việt Nam.

Theo văn bia Vạn Phúc thiền tự bi thì năm 1057 vua nhà Lý cho xây chùa và dựng một ngọn tháp cao trên núi Lạn Kha, bên trong tôn trí pho tượng Phật cao 6 thước, chính là pho tượng A Di Đà chùa Phật Tích. Đây là pho tượng Phật xưa nhất được văn bia ghi lại của Việt Nam.

Theo đo đạc, tượng cao 1,86 mét, tính cả phần bệ là 2,69 mét, được tạc với thế ngồi thiền. Vào thập niên 1940, quân Pháp đã đem tượng A Di Đà dùng làm bia để tập bắn khiến tượng bị hủy hoại nặng nề. Sau năm 1954 tượng được phục chế, nhưng không còn nguyên vẹn như trước.

Theo đo đạc, tượng cao 1,86 mét, tính cả phần bệ là 2,69 mét, được tạc với thế ngồi thiền. Vào thập niên 1940, quân Pháp đã đem tượng A Di Đà dùng làm bia để tập bắn khiến tượng bị hủy hoại nặng nề. Sau năm 1954 tượng được phục chế, nhưng không còn nguyên vẹn như trước.

Tượng được đặt trên tòa sen và chân bệ được chạm khắc cầu kỳ. Các nhà nghiên cứu đánh giá, bức tượng cùng các hoa văn trang trí trên bệ phản ánh sự đặc sắc của nghệ thuật Việt, tiêu biểu cho sự mở đầu của nghệ thuật Phật giáo nói riêng và nghệ thuật độc lập tự chủ Đại Việt nói chung.

Tượng được đặt trên tòa sen và chân bệ được chạm khắc cầu kỳ. Các nhà nghiên cứu đánh giá, bức tượng cùng các hoa văn trang trí trên bệ phản ánh sự đặc sắc của nghệ thuật Việt, tiêu biểu cho sự mở đầu của nghệ thuật Phật giáo nói riêng và nghệ thuật độc lập tự chủ Đại Việt nói chung.

Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/loat-bao-vat-tru-danh-trong-cac-ngoi-chua-co-noi-tieng-viet-nam-1941408.html