Loạt gã khổng lồ thép Trung Quốc chuẩn bị cho thời kỳ khó khăn

Nhu cầu ảm đạm, khả năng sinh lời giảm và chi phí tăng là những yếu tố chính khiến nhiều công ty sản xuất thép rơi vào tình thế khó khăn.

Cuối tuần trước, các công ty sản xuất thép chính của Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố cảnh báo về lợi nhuận của họ. Trong tuyên bố, các nhà sản xuất thừa nhận một loạt trở ngại mà họ dự kiến sẽ gặp phải trong nửa cuối năm nay. Họ cũng cho rằng nhu cầu đáng thất vọng, khả năng sinh lời giảm và áp lực giảm chi phí là những yếu tố chính làm trầm trọng thêm những thách thức này.

Tuyên bố của Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc (CISA) khẳng định rằng ngành công nghiệp gần đây đã đạt đến một bước ngoặt quan trọng về nhu cầu. Bên cạnh đó, các vấn đề về mức tiêu thụ không đủ của người dùng cuối và tỷ suất lợi nhuận mỏng kéo dài là đặc biệt quan trọng.

 Ảnh minh họa: Oilprice.

Ảnh minh họa: Oilprice.

Thực tế, ngành sản xuất thép của Trung Quốc đặc biệt tiếp tục vật lộn với hai vấn đề này. Một chỉ số quản lý mua hàng gần đây cho thấy sự sụt giảm trong tháng 6, mặc dù đơn đặt hàng tăng lên. Hơn nữa, gần một nửa số nhà máy thép lớn hoạt động thua lỗ trong 5 tháng đầu năm.

Các nhà máy thép của Trung Quốc chiếm hơn một nửa sản lượng thép toàn cầu. Họ cũng là những nhà nhập khẩu quặng sắt lớn nhất. Do đó, quốc gia này phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu quặng sắt từ Australia và Brazil để đáp ứng hầu hết các yêu cầu sản xuất thép.

Thật không may, các công ty sản xuất thép tiếp tục gặp khó khăn do sự phục hồi trì trệ và khủng hoảng bất động sản.

Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc tiếp tục khuyến khích sáp nhập và cắt giảm sản xuất để giải quyết vấn đề cung vượt cầu dai dẳng. Do đó, ngành thép ở Trung Quốc đang trải qua một cuộc cải tổ đáng kể.

Hơn nữa, các nhà phân tích cho rằng những thách thức này sẽ tiếp tục do tiến độ chậm trong việc giảm công suất dư thừa.

Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa thực hiện các hành động đáng kể mặc dù đã kêu gọi tăng cường các biện pháp kích thích để thúc đẩy tăng trưởng.

Gần 1 năm qua, lợi nhuận ngành thép vẫn ở mức thấp trong khi giá nguyên liệu đầu vào tiếp tục khá cao. Bất kể những thách thức này, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng hơn so với năm trước.

Các nhà phân tích mong đợi những cú rung chuyển trong những năm qua

Giá giao ngay của thép cây, một loại vật liệu xây dựng quan trọng, đã giảm hơn 8% trong năm nay. Trong khi đó, quặng sắt kỳ hạn tại Singapore giảm khoảng 3% trong cùng kỳ. Những yếu tố này góp phần đưa ra cảnh báo của các công ty sản xuất thép của Trung Quốc về những thách thức sẽ xảy ra trong nửa cuối năm nay.

Một báo cáo trên tờ Nikkei trích lời Xuelian Li, một nhà phân tích cấp cao tại Viện nghiên cứu Marubeni, cho biết trong hoàn cảnh hiện tại, tình trạng rung chuyển công nghiệp dự kiến sẽ tiếp diễn ở Trung Quốc trong vòng 5 đến 10 năm tới.

Trong nỗ lực giải quyết tình trạng dư thừa thép, Chính phủ tiếp tục tích cực thúc đẩy hợp nhất. Theo báo cáo của Marubeni Research, mức độ dư thừa nguồn cung, được xác định bằng cách lấy lượng thép thô sản xuất trừ đi lượng tiêu thụ thép, đã đạt mức cao nhất trong 7 năm trong 5 tháng đầu năm 2023.

Theo báo cáo của Hiệp hội Thép thế giới, sản lượng thép thô toàn cầu, bao gồm thép bán thành phẩm, thép phôi và thép lỏng, đã giảm xuống còn 1,89 tỷ tấn vào năm 2022. Con số này thấp hơn 3,9% so với 1,96 tỷ tấn vào năm 2021.

Hiện nay, Ấn Độ đang nổi lên như một cường quốc mới. Trong khi sản lượng của Trung Quốc giảm năm thứ hai liên tiếp, Ấn Độ là quốc gia duy nhất trong danh sách các nhà sản xuất lớn tăng sản lượng thép.

Trên thực tế, sản lượng của nước này gần đây đạt 125,3 triệu tấn (MT), tăng so với 118,2 tấn của năm trước. Sự tăng trưởng của Ấn Độ đặc biệt quan trọng, xét đến việc nhiều quốc gia sản xuất thép lớn nhất, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Nga, đã trải qua sự sụt giảm sản lượng. Iran là quốc gia duy nhất trong số 10 quốc gia hàng đầu có sản lượng thép tăng.

Mặc dù khoảng cách giữa vị trí số 1 và số 2 vẫn còn rất lớn, nhưng các chuyên gia tin rằng nước láng giềng phía Tây Nam của Trung Quốc đang trên đà thăng tiến. Nhiều người kỳ vọng nhu cầu thép nội địa của Ấn Độ sẽ tiếp tục mở rộng trong những năm tới, do sự phát triển cơ sở hạ tầng và hoạt động xây dựng gia tăng.

Hiệp hội Thép thế giới cũng lưu ý rằng, 63 quốc gia báo cáo đã sản xuất 161,4 tấn thép vào tháng 4/2023. Đây là mức giảm đáng kể so với 162,7 triệu tấn vào tháng 4/2022. Riêng Trung Quốc đã giảm 1,5%, sản xuất 92,6 tấn thép trong cùng kỳ. Nhật Bản và Mỹ cũng ghi nhận sản lượng thép giảm lần lượt là 3,1% và 5,3%.

Điệp Nguyễn (Theo Oilprice)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/loat-ga-khong-lo-thep-trung-quoc-chuan-bi-cho-thoi-ky-kho-khan-post255452.html