Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Tết Đoan Ngọ, còn được gọi là tết diệt sâu bọ. Trong ngày này, người dân thường sửa soạn mâm cúng dâng gia tiên, không quá phức tạp nhưng vẫn cần những lễ vật cơ bản.

Món ăn 'giết sâu bọ' trong ngày Tết Đoan ngọ. Ảnh: Mulder And Skully Collection

Món ăn 'giết sâu bọ' trong ngày Tết Đoan ngọ. Ảnh: Mulder And Skully Collection

Tết Đoan Ngọ là ngày lễ tết truyền thống lâu đời. Đây là thời điểm mà người dân tiến hành nghi thức giết sâu bọ, làm lễ tạ ơn tổ tiên, trời đất, vạn vật và ăn mừng mùa vụ thành công.

Vậy mâm cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?

Tết Đoan Ngọ, còn được gọi là tết diệt sâu bọ. Trong ngày này, người dân thường sửa soạn mâm cúng dâng gia tiên, không quá phức tạp nhưng vẫn cần những lễ vật cơ bản.

Những lễ vật này thường là sản vật đặc trưng của mùa hè với ý nghĩa nhằm xua đuổi sâu bọ phá hoại mùa màng, cầu mong sức khỏe an lành và cuộc sống đủ đầy, ấm no.

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, người dân không dâng lễ mặn như gà hay chân giò, mâm cúng thường có trái cây, hoa tươi và một số phẩm vật đặc trưng trong tiết khí Hạ chí.

- Hương, hoa, vàng mã

- Rượu nếp

- Các loại hoa quả (mận, vải...)

- Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp

- Xôi, chè

Vải hay mận là loại quả gần như bắt buộc phải có trong mâm cúng.

Ở miền Bắc, mâm cúng còn có thêm cơm rượu nếp cái hoa vàng hoặc cơm rượu nếp cẩm. Ngoài ra còn có rượu nếp, bánh tro giúp giải nhiệt cơ thể.

Bánh tro làm từ gạo nếp đã được ngâm trong nước tro, gói trong lá chuối. Đây là loại bánh dễ ăn, dễ tiêu, ngon hơn khi ăn cùng với đường hoặc mật.

Ở miền Trung, người dân còn cúng thêm cơm rượu, thịt vịt, chè kê.

Ở miền Nam, ngoài cơm rượu giống miền Bắc, mâm cúng còn có bánh ú, chè trôi nước ăn cùng nước đường. Người dân miền Nam thường mua vải thiều loại to, đẹp để cúng trong Tết Đoan Ngọ.

An Ngọc (Tổng hợp)

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/mam-cung-tet-doan-ngo-gom-nhung-gi/337027.html