Theo truyền thuyết dân gian, ba vị Táo quân Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ là những vị thần cai quản mọi hoạt động của gia đình, quyết định sự may rủi, phúc họa và mang lại bình yên cho gia chủ. Ảnh minh họa
Tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong sự ấm no, đầy đủ, đồng thời tôn kính "thần Bếp" – vị thần cai quản việc bếp núc trong nhà. Ảnh Internet
Vì vậy, lễ cúng ông Công ông Táo thường cần 3 con cá chép đỏ, tượng trưng cho phương tiện để các Táo về trời. Ảnh minh họa
Ngày nay, một số người chọn cá chép giấy để tiện dụng, nhưng theo các nhà nghiên cứu văn hóa, việc sử dụng cá chép sống không chỉ mang ý nghĩa dâng lễ mà còn thể hiện nét đẹp văn hóa thông qua tục phóng sinh, khẳng định tinh thần nhân đạo của người Việt. Ảnh minh họa
Về cách lựa chọn cá chép, người xưa quan niệm, khi mua cá chép nên lựa chọn những con cá có màu đỏ, to, khỏe mạnh, không bị trầy xước, bong vảy… Ảnh minh họa
Để biết cá có khỏe mạnh hay không, có thể kiểm tra phần mang của chúng. Nếu mang đỏ tươi là cá đang ở trạng thái khỏe mạnh. Nếu mang đỏ thâm thì cá đã yếu và dễ chết. Ảnh minh họa
Ngoài ra, có thể thử độ khỏe mạnh của cá chép bằng cách thả tạm cá vào lu. Khi chạm vào mặt nước, cá bơi nhanh, quẫy mạnh có nghĩa là rất khỏe mạnh, sung sức. Ảnh minh họa
Sau khi đưa về nhà, bạn nên cho cá vào thau nước sạch với ít rong để cá thích nghi. Lưu ý, nên sử dụng nước sông hồ, nước giếng thay vì nước máy bởi loại nước này thường có nhiều clo dễ làm chết cá. Ảnh minh họa
Theo quan niệm dân gian, cá chép nên được thả vào giờ Ngọ (khoảng 12 giờ trưa) ngày 23 tháng Chạp, thời điểm Táo quân cưỡi cá lên chầu trời. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, nếu bận rộn và không thể cúng đúng giờ Ngọ, các gia đình có thể thực hiện lễ cúng vào bất kỳ thời điểm nào thuận tiện trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Điều quan trọng là phải hoàn thành lễ cúng và thả cá trước giờ này, vì sau đó Táo quân sẽ chính thức bay về trời để báo cáo Ngọc Hoàng. Ảnh minh họa
Vân Giang (Tổng hợp)