Một số cổ phiếu ngành vận tải duy trì đà tăng trong phiên thị trường giảm điểm chiều 11/6

Thị trường có phiên giao dịch khá sôi động khi thanh khoản chạm 1 tỷ USD, nhưng đáng tiếc là VN-Index lại giảm điểm khi áp lực chốt lời ở vùng giá cao diễn ra, dù đa số chỉ tập trung ở các mã vừa và nhỏ. Các nhóm ngành tương đối phân hóa và diễn biến tích cực đáng kể chỉ ở một vài mã ngành vận tải, logistics.

Sau phiên sáng giao dịch khá thận trọng, áp lực bán có phần dâng cao ngay khi thị trường trở lại trong phiên chiều. Mặc dù lực cung không quá mạnh, song có thời điểm cũng đã khiến nhà đầu tư có phần giật mình khi dễ dàng xuyên thủng mốc 1.280 điểm.

Tuy vậy, vùng điểm này thêm một lần trở thành hỗ trợ mạnh và giúp chỉ số bật hồi, dần thu hẹp đáng kể đà giảm về cuối phiên. Thanh khoản gia tăng mạnh trở lại và chạm ngưỡng 1 tỷ USD giá trị giao dịch tính riêng trên sàn HOSE.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 146 mã tăng và 301 mã giảm, VN-Index giảm 6,26 điểm (-0,49%), xuống 1.284,41 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 993,3 triệu đơn vị, giá trị 25.420,9 tỷ đồng, tăng gần 16% về khối lượng và 17% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 134 triệu đơn vị, giá trị 3.144,8 tỷ đồng.

Các bluechip gần như ít thay đổi so với cuối phiên sáng, với POW và PLX vẫn là hai cổ phiếu tăng tốt nhất, với mức tăng 3,7% và 3% lên lần lượt 14.150 đồng và 43.200 đồng. Còn lại các cổ phiếu theo sau chỉ tăng nhẹ như STB, TCB, SSI, VPB, VIB, FPT nhích từ 0,3% đến 1,7%.

Ở chiều ngược lại, vẫn là VJC là cổ phiếu giảm mạnh nhất, nhưng mức giảm cũng -2,9% xuống 105.800 đồng. Các cổ phiếu ACB, VNM, MWG, BVH, HDB, GVR MSN, VRE và VHM mất 1% đến 1,9%.

Trong số kể trên, VPB vươn lên trở thành cổ phiếu có khối lượng cao nhất rổ VN30 với hơn 31 triệu đơn vị, HPG khớp gần 27 triệu đơn vị và hai cổ phiếu này cũng dẫn đầu thanh khoản toàn sàn.

Các mã cổ phiếu vừa và nhỏ, với các mã ngành vận tải, logistics tuy không duy trì đà tăng mạnh như hôm qua, nhưng vẫn còn một số tiếp tục thu hút nhà đầu tư, với AST giữ giá trần tại 64.000 đồng, tương tự là QNP +6,9% lên 37.800 đồng, TCO +6,5% lên 13.150 đồng, VOS +6% lên 20.350 đồng, VNL +5,8% lên 16.400 đồng, HAH +2,6% lên 48.550 đồng, SKG +2,4% lên 15.150 đồng, các mã CLL, GSP, VTO cũng kết phiên trong sắc xanh dù mức tăng còn khiêm tốn.

Một số cổ phiếu ngành công ty chứng khoán với VCI +4,9% lên 51.000 đồng, AGR +2,9%, BSI +2,9%, TVS +2,8%...Cổ phiếu bất động sản, khu công nghiệp có LHG tăng trần +7% lên 38.300 đồng, CCL +5,2% lên 11.200 đồng, CKG +3,2% lên 25.800 đồng, ngành công nghệ có ITD +6,4% lên 17.550 đồng, thép với SMC +6% lên 15.000 đồng…

Trong khi đó, áp lực bán chốt lời đã dâng cao tại một số mã như HNG -4,9% xuống 5.040 đồng, VIP -4,5% xuống 15.800 đồng, IDJ -4,3% xuống 15.500 đồng, NHH -3,9% xuống 18.650 đồng, APH -3,7% xuống 9.920 đồng. Các mã PTL, QCG, EIB, FIT, AGG, LDG, HCD, HPX, NVL, AAA, JVC giảm 3% đến 3,5%. Trong đó, NVL khớp lệnh đứng thứ ba toàn sàn với gần 23 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng nới thêm đà giảm vào đầu phiên chiều, nhưng đã nhanh chóng bật hồi và trở lại sắc xanh vào cuối phiên.

Đóng cửa, sàn HNX có 77 mã tăng và 101 mã giảm, HNX-Index tăng 0,83 điểm (+0,34%), lên 246,41 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 86,9 triệu đơn vị, giá trị 1.766,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 10,8 triệu đơn vị, giá trị 314,8 tỷ đồng.

Cổ phiếu TIG bất ngờ vươn lên giá trần +9,4% lên 16.300 đồng, khớp lệnh đứng thứ hai toàn sàn với hơn 8,4 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu khác với hai mã lớn ngành chứng khoán SHS và MBS nhích 1,7% và 2,1% lên 19.200 đồng và 34.300 đồng, với SHS khớp hơn 17,1 triệu đơn vị, mức cao nhất sàn.

Các cổ phiếu khác phân hóa với biên độ giá thay đổi ở mức thấp, như CEO, HUT, TNG, IDC giảm nhẹ, còn PVS, PVC, LIG, DXP, LAS tăng nhẹ.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng đã giảm thêm đôi chút ngay khi mở đầu phiên chiều và thu hẹp đôi chút đà đi xuống về cuối phiên.

Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,61 điểm (-0,61%), xuống 98,95 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 68,7 triệu đơn vị, giá trị 1.204,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 10,8 triệu đơn vị, giá trị 313,9 tỷ đồng.

Các mã nhỏ hoạt động mạnh với TIS, DGT, HSV, BCA tăng kịch trần, trong khi TVN và DDV nhích hơn 5% lên 7.600 đồng và 20.300 đồng, với DDV khớp hơn 6 triệu đơn vị.

Cổ phiếu PIV biến động mạnh, khi có thời điểm giảm sàn, tăng trần trong phiên, trước khi đóng cửa -1,5% xuống 6.600 đồng.

Cổ phiếu BSR vẫn là mã hút giao dịch nhất với 10,5 triệu đơn vị khớp lệnh, giá giảm 1,7% xuống 23.200 đồng.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều giảm. Trong đó, VN30F2406 giảm 5,9 điểm, tương đương -0,45% xuống 1.305 điểm, khớp lệnh hơn 218.600 đơn vị, khối lượng mở hơn 54.900 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ có phần chiếm ưu thế, với CHPG2334 phiên này thanh khoản cao nhất, khớp 3,52 triệu đơn vị và giảm 2,5% xuống 780 đồng/cq. Theo sau là CHPG2331 với 3,3 triệu đơn vị và đứng tham chiếu tại 980 đồng/cq.

Lạc Nhạn

Nguồn ĐTCK: https://tinnhanhchungkhoan.vn/mot-so-co-phieu-nganh-van-tai-duy-tri-da-tang-trong-phien-thi-truong-giam-diem-chieu-116-post347090.html