Giá trị của hợp đồng mau sắm thêm các hệ thống "sát thủ đánh chặn tầm cao" THAAD trị giá khoảng 8,3 tỷ USD.
Các hệ thống THAAD này sẽ được sản xuất tại các cơ sở tại Dallas bangTexas; Sunnyvale, bang California; Huntville bang Alabama; Camden bang Arkansas; và Troy bang Alabama.
Ngày hoàn thành bàn giao toàn bộ hệ thống THAAD này dự kiến là ngày 1 tháng 3 năm 2028.
Cơ quan phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Huntsville bang Alabama sẽ giám sát và nghiệm thu hợp đồng.
Với cơ chế tiêu diệt mục tiêu kiểu "hit to kill", THAAD được đánh giá là hệ thống đánh chặn có độ chính xác nhất hiện nay.
Phương thức tiêu diệt mục tiêu độc đáo này làm cho THAAD trở thành sát thủ của mọi mục tiêu bay khi rơi vào tầm bắn của nó.
Mặt khác do sử dụng động năng thay vì đầu đạn nổ cũng đã làm giảm đáng kể trọng lượng và kích thước quả đạn, giúp cho hệ thống này có thể mang nhiều đạn hơn những hệ thống cùng loại.
Mỗi xe phóng mang theo 8 đạn tên lửa nhiều gấp đôi số đạn mang theo trên xe phóng của hệ thống Patriot lẫn S-300, S-400 và nhiều gấp 4 lần so với S-500.
THAAD có thể phóng nhiều đạn tên lửa cùng lúc tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa.
Một hệ thống THAAD có thể mang đồng thời 32 đạn tên lửa và có thể bắn loạt 16 tên lửa để tiêu diệt các mục tiêu cùng một lúc.
Đầu tiên, một tên lửa mục tiêu sẽ được phóng đi từ một vị trí nằm khá xa, tiếp đến radar AN/TPY-2 sẽ theo dõi và tính toán quỹ đạo bay của tên lửa mục tiêu.
Thông tin từ radar AN/TPY-2 sẽ gửi đến trung tâm điều khiển để xử lý và chuyển tiếp cho hệ thống kiểm soát bắn.
Một radar AN/TPY-2 thứ 2 sẽ làm nhiệm vụ điều khiển hỏa lực dẫn đường cho tên lửa đánh chặn mục tiêu.
Quá trình từ lúc phát hiện mục tiêu đến khi phóng tên lửa đánh chặn chỉ mất khoảng 5 phút.
THAAD có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo trong phạm vi khoảng 250-300km với độ chính xác cực cao.
Mỹ đang phát triển thêm các loại đạn mới có tầm diệt mục tiêu từ khoảng cách lên tới 450km
THAAD được thiết kế vào năm 1987 và chính thức đi vào biên chế năm 2008.
THAAD hiện là nòng cốt trong lưới lửa phòng không tầm xa của Mỹ.
Đạn tên lửa chỉ nặng 900kg và có chiều dài 6,1m, đường kính 34cm.
Với vận t
Giá bán của một hệ thống THAAD cho đối tác nước ngoài là 885,6 triệu USD, chưa tính phí lắp đặt, huấn luyện, bảo trì và hạ tầng hỗ trợ.
Tuy mang một cái giá đắt đỏ nhưng nhiều nước vẫn mong muốn sở hữu hệ thống này, Mỹ thì vẫn lắc đầu từ chối bán.
Hiện ngoài Mỹ thì hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD còn được biên chế cho Saudi Arabia và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.
Trong khi đó, THAAD đã được quân đội Mỹ triển khai tại một số địa điểm trên thế giới, bao gồm Hàn Quốc, đảo Guam và Israel.
Hệ thống THAAD đã được chứng minh tính hiệu quả trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo thông qua các cuộc thử nghiệm.