Nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong tham gia đào tạo nguồn nhân lực

Ngày 15/7, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị định hướng nội dung phản biện xã hội đối với dự thảo Luật giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi).

Dự thảo Luật giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) được xây dựng bám sát chủ trương của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, điều ướcquốc tế và thực tiễn trong nước; bảo đảm tính kế thừa, phát triển và kiến tạohành lang pháp lý đổi mới phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

So với LuậtGDNN hiện hành, dự thảo Luật GDNN (sửa đổi) có nhiều nội dung lược bỏ, sửa đổi,hoàn thiện, điều chỉnh, bổ sung…

Cụ thể, dự thảo bổ sung chương trình trung họcnghề tích hợp giữa kiến thức cốt lõi của chương trình THPT và chuyên môn nghềcho đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS; trường trung học nghề; công nhận kết quảhọc tập, năng lực nghề nghiệp đã tích lũy; vai trò của doanh nghiệp…

Dự thảo cũngcắt giảm 32/74 thủ tục hành chính, chiếm 43,24% (cắt giảm điều kiện thành lập tổchức kiểm định; cắt giảm thủ tục hành chính liên quan đến thành lập phân hiệu,công nhận hội đồng quản trị, đăng ký bổ sung hoạt động GDNN…).

Gópý dự thảo Luật, ông Nguyễn Hồng Sơn, đại diện Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng,trong dự thảo lần này, trách nhiệm được giao cho doanh nghiệp trong việc bổsung nguồn lực đào tạo là khá lớn. Tuy nhiên, nếu không làm rõ thì dễ dẫn đếntình trạng thiếu ràng buộc và lãng phí nguồn lực.

Theo ông Sơn, việc huy độngdoanh nghiệp tham gia vào hoạt động GDNN là xu thế tất yếu, nhưng cần có cơ chếphối hợp rõ ràng, hiệu quả giữa doanh nghiệp và các cơ sở GDNN. Nhà trường vàdoanh nghiệp phải “bắt tay” thực chất, chia sẻ trách nhiệm trong đào tạo, chứkhông nên coi đó là trách nhiệm riêng rẽ của bên nào. Đặc biệt, doanh nghiệp cầnthay đổi tư duy, nhận thức rằng chính họ cũng là một chủ thể của hệ thống GDNN,chứ không chỉ đơn thuần là nơi tiếp nhận lao động sau đào tạo. Khi doanh nghiệpcoi mình là một “cơ sở giáo dục nghề nghiệp”, họ sẽ thấy rõ hơn vai trò, tráchnhiệm trong quá trình đào tạo, từ khâu tuyển sinh đến đào tạo và sử dụng lao động.

Ngoài ra, trong Luật Giáo dục, cũng đang tồn tại song song các mô hình nhưtrung tâm giáo dục nghề nghiệp và trung tâm giáo dục thường xuyên, đều có chứcnăng tương đối giống nhau. Do đó, cần rà soát, đánh giá kỹ để tránh sự chồngchéo, trùng lặp trong hệ thống các cơ sở giáo dục.

GS.TS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và pháp luật phát biểu tại Hội nghị . Ảnh: Thế Quảng

ÔngNguyễn Xuân Phương, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Cựu giáo chức Việt Nam cho biết: Hiện nay, Đảng, Nhà nước đã và đang nhấn mạnh tới vai trò của kinh tế tưnhân đối với sự phát triển của nền kinh tế, vì vậy, dự thảo luật cần nói rõ hơnvai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực, bởi khi doanh nghiệp mởcác trường dạy nghề sẽ đáp ứng nhu cầu lao động của chính doanh nghiệp đó và họcó thể tạo ra triển vọng mới cho thị trường lao động thời gian tới.

Đánh giá cao ý kiến củacác đại biểu tại Hội nghị, GS.TS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dânchủ và pháp luật (UBTƯ MTTQ Việt Nam) đề nghị Ban Soạn thảo tiếp tục chỉnh sưảnội dung dự thảo Luật để tạo chuyển biến mới trong lĩnh vực giáo dục; tạo sựliên kết đối với Hiến pháp và các luật liên quan tới lĩnh vực giáo dục...

Theođó, hệ thống cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề phải được quy định cụ thểhơn; việc phân cấp, phân quyền và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về GDNN cầnđược làm rõ hơn; chương trình đào tạo cần thể chế hóa Nghị quyết 57-NQ/TW, nhấtlà cần có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng với thựctiễn phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay./.

Khánh Chi

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/nang-cao-vai-tro-cua-doanh-nghiep-trong-tham-gia-dao-tao-nguon-nhan-luc.html