Nàng dâu Hà thành gợi ý mâm cúng tết Đoan ngọ mang may mắn cho gia chủ, dân dã nhưng đẹp như tranh

Mâm cúng tết Đoan ngọ năm 2024 gồm những gì? Mời độc giả cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Tết Đoan ngọ là gì? Tết Đoan ngọ năm 2024 vào ngày nào?

Tết Đoan ngọ hay còn được gọi là tết Đoan dương sẽ rơi vào thứ Hai, ngày 10/6 (mùng 5/5 âm lịch). Theo quan niệm của người xưa cho rằng, ngày 5/5 âm lịch là thời điểm kết thúc vụ mùa, người dân làm lễ thắp hương tết Đoan ngọ để tạ ơn trời đất, tổ tiên. Đồng thời phát động phong trào tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng và cầu mong một vụ mùa bội thu.

Tết Đoan ngọ là một ngày Tết truyền thống của người dân Việt Nam.

Tết Đoan ngọ là một ngày Tết truyền thống của người dân Việt Nam.

Bên cạnh đó, mọi người ăn hoa quả, cơm rượu nếp vào ngày 5/5 như một cách diệt trừ sâu bọ. Trong ngày này, cần phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, ăn một bát cơm rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó là ăn trái cây cho sâu bọ chết.

Ở nhiều địa phương, các gia đình còn có thói quen ăn bánh tro (bánh gio), chè trôi nước, hạt sen... để diệt trừ sâu bọ, bệnh tật trong người.

Những món ăn dân dã xuất hiện phổ biến trong ngày tết Đoan ngọ.

Những món ăn dân dã xuất hiện phổ biến trong ngày tết Đoan ngọ.

Gợi ý mâm cúng tết Đoan ngọ

Theo chia sẻ của chị Vũ Thu Hương (Đống Đa, Hà Nội), tùy theo điều kiện, vào ngày tết Đoan ngọ mỗi gia đình sẽ chuẩn bị những mâm lễ, mâm cỗ dâng cúng tổ tiên sau đó sẽ thụ hưởng cùng với con cháu. Thông thường, trong ngày tết Đoan bg người Việt Nam sẽ cúng và ăn các món như: Hương, hoa, quả tươi, tiền vàng, nước, rượu, bánh tro, cơm rượu nếp, vải, mận, xôi, chè, thịt vịt, chè trôi nước…

Tùy theo điều kiện của từng gia đình có thể chuẩn bị mâm cúng tết Đoan ngọ để dâng lên tổ tiên.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình có thể chuẩn bị mâm cúng tết Đoan ngọ để dâng lên tổ tiên.

Bánh tro

Bánh tro có vị thanh mát, có mùi ngái nồng của nước tro, tốt cho đường tiêu hóa, phù hợp với thời tiết mùa hè. Bánh tro là món ăn truyền thống ở vùng Nam bộ và miền Bắc Việt Nam.

Bánh tro chấm mật mía có vị thanh mát, được nhiều người ưa thích ăn trong tết Đoan ngọ.

Bánh tro chấm mật mía có vị thanh mát, được nhiều người ưa thích ăn trong tết Đoan ngọ.

Cơm rượu nếp

Trong dịp tết Đoan ngọ, một món ăn phổ biến trong các gia đình người Việt đó là cơm rượu. Theo quan niệm người xưa, trong hệ tiêu hóa chúng ta thường có nhiều loại sâu bọ trú ngụ, nếu không diệt trừ sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tác hại không tốt cho cơ thể.

Cơm rượu nếp là loại thực phẩm được làm từ nếp trộn với men rượu và đường glucose. Đây là thực phẩm giàu tinh bột, giàu vitamin nhóm B, B1 và chứa nhiều năng lượng…

Cơm rượu nếp là loại thực phẩm được làm từ nếp trộn với men rượu và đường glucose. Đây là thực phẩm giàu tinh bột, giàu vitamin nhóm B, B1 và chứa nhiều năng lượng…

Vải, mận

Theo truyền thống, vào tết Đoan ngọ, người Việt thường ăn các loại hoa quả có vị chua, đắng, chát, ngọt, thường là quả vải, mận, đào… để giết sâu bọ.

Đây cũng là những loại quả đang vào mùa, vừa ngon, bổ, rẻ. Những thức quả này có vị chua ngọt dịu dàng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, không nên ăn các loại trái cây này khi bụng đói và quá nhiều trong một ngày.

Những loại quả tươi như vải, mận đang vào mùa rất thích hợp để bày trong mâm cúng tết Đoan ngọ.

Những loại quả tươi như vải, mận đang vào mùa rất thích hợp để bày trong mâm cúng tết Đoan ngọ.

Thịt vịt

Ngoài ra, thịt vịt (quay hoặc luộc) cũng là một trong những món ăn quen thuộc trong ngày tết Đoan ngọ. Không chỉ mang ý nghĩa may mắn, thịt vịt còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp bồi bổ sức khỏe.

Diễm Hằng

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nang-dau-ha-thanh-goi-y-mam-cung-tet-doan-ngo-mang-may-man-cho-gia-chu-dan-da-nhung-dep-nhu-tranh-172240607224014717.htm