Nga đã đạt được bước ngoặt trong cuộc chiến kinh tế với EU
Cuộc chiến kinh tế với EU theo nhận xét của chuyên gia Nikolai Mezhevich thì đang diễn ra theo chiều hướng có lợi đối với Nga.

Ông Nikolai Mezhevich - trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Baltic (RAPI), giáo sư tại Đại học Quốc gia St.Petersburg, cho rằng Nga đã đạt được bước ngoặt trong cuộc chiến kinh tế với EU.

Theo quan điểm của ông Mezhevich, điều này được chứng minh bằng việc Liên minh châu Âu mới đây đã buộc phải nới lỏng các biện pháp trừng phạt nhằm vào các lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế.

Theo ý kiến của chuyên gia Mezhevich, các quan chức châu Âu đã trở thành con tin của một chính sách sai lầm và các chính trị gia hiện đang cố gắng hết sức có thể nhằm tạo ra ít nhất là một số hiệu ứng truyền thông.

Nhà khoa học chính trị coi việc thông qua gói trừng phạt mới không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đối với nền kinh tế Nga, đây chỉ là tấm bình phong mà các quan chức châu Âu muốn dùng để che giấu việc các gói trước đó gây tổn hại đáng kể cho nền kinh tế EU.

“Nhiệm vụ là giết chết nền kinh tế Nga bằng một phát đạn, nhưng viên đạn bay theo hướng ngược lại sau khi trúng vào tấm khiên. Brussels đang phải đối diện một thảm họa quy mô lớn sẽ đến vào mùa xuân", chuyên gia Nikolai Mezhevich tin tưởng.

Nhà nghiên cứu ghi nhận tính hiệu quả của việc phân định ranh giới mà Điện Kremlin đưa ra, đối với những hành động không thân thiện từ các quốc gia mà Nga đã phát triển quan hệ đối tác hiệu quả, trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Ông Mezhevic nói: "Sự 'có đi có lại' là thước đo để xem chúng ta có thể quay trở lại quan hệ mang tính xây dựng với họ hay không". Chuyên gia này cho rằng việc Nga có ý định rút khỏi một số chương trình hợp tác với Israel là ví dụ tiêu biểu.

“Israel đã thực hiện một loạt lời nói cũng như hành động gây bất lợi cho nước Nga. Điều này diễn ra nhằm mục đích gây ra khó chịu cho chúng tôi. Vậy tại sao Moskva nên làm những điều tốt đẹp cho họ"?

"Rõ ràng chúng tôi đang đưa ra những quyết định cứng rắn hơn, thể hiện rõ ràng kết quả của các thỏa thuận song phương không chính thức. Và nếu một bên rút khỏi văn bản này thì bên kia cũng không cần thực hiện nữa”, ông Nikolai Mezhevich giải thích.

Tương tự như vậy, nhà khoa học chính trị xem xét việc mở rộng danh sách các quốc gia không thân thiện của Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, bao gồm Hy Lạp, Đan Mạch, Slovenia, Croatia và Slovakia.

Theo ông Mezhevich, việc hạn chế dòng khách du lịch Nga sẽ là điều đáng chú ý đối với nền kinh tế của các nước Nam Âu, về bản chất vẫn là bao cấp.

Bình luận về khả năng Ngoại trưởng Liz Truss có thể trở thành Thủ tướng Anh, ông Mezhevich lưu ý rằng bản thân không nhận thấy có bất kỳ mối đe dọa cụ thể nào đối với Liên bang Nga.

Đối với bất kỳ Thủ tướng Anh nào xuất thân từ Đảng Bảo thủ, quan điểm cũng như chính sách của họ đối với cuộc chiến tại Ukraine đều không thay đổi đáng kể, quan hệ giữa Moskva và London khó lòng xấu hơn được nữa.

Mặc dù bà Truss được xem như người có quan điểm cứng rắn hơn cả ông Johnson, nhưng trên cương vị Thủ tướng Anh thì hành động được đưa ra sẽ phải khác so với khi làm Ngoại trưởng, ông Mezhevich tin tưởng.