Nga sắp trang bị tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ thứ năm

Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Alexander Moiseev, cho biết, tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ thứ năm có thể sẽ được trang bị cho lực lượng Hải quân vào đầu những năm 2030.

“Trong khuôn khổ các chương trình hiện có, một số kế hoạch trang bị quân sự đã được thay đổi, trong đó có kế hoạch trang bị các tàu ngầm tên lửa chiến lược và tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ năm. Tất nhiên, chúng ta đang nói về những năm đầu thập niên 2030”, Đô đốc Moiseev nói. Theo ông, tuổi thọ của bất kỳ hệ thống chiến đấu nào, bao gồm cả tàu ngầm hạt nhân, ước tính khoảng 25-30 năm.

“Trong khuôn khổ các chương trình hiện có, một số kế hoạch trang bị quân sự đã được thay đổi, trong đó có kế hoạch trang bị các tàu ngầm tên lửa chiến lược và tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ năm. Tất nhiên, chúng ta đang nói về những năm đầu thập niên 2030”, Đô đốc Moiseev nói. Theo ông, tuổi thọ của bất kỳ hệ thống chiến đấu nào, bao gồm cả tàu ngầm hạt nhân, ước tính khoảng 25-30 năm.

Ông Moiseev nhấn mạnh: “Vì vậy, trong tương lai, những hệ thống này sẽ được giới thiệu trong quá trình hoàn thành chu trình hoạt động của những chiếc tàu hiện đang phục vụ trong Hải quân”.

Ông Moiseev nhấn mạnh: “Vì vậy, trong tương lai, những hệ thống này sẽ được giới thiệu trong quá trình hoàn thành chu trình hoạt động của những chiếc tàu hiện đang phục vụ trong Hải quân”.

Hãng tin Sputnik dẫn lời các chuyên gia nhận định, tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ thứ 5 của Nga có thể mang nhiều loại tên lửa khác nhau để tiêu diệt các mục tiêu khác nhau, thay vì chỉ lắp đặt các tên lửa giống hệt nhau.

Hãng tin Sputnik dẫn lời các chuyên gia nhận định, tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ thứ 5 của Nga có thể mang nhiều loại tên lửa khác nhau để tiêu diệt các mục tiêu khác nhau, thay vì chỉ lắp đặt các tên lửa giống hệt nhau.

Theo Sputnik, Cục Thiết kế Kỹ thuật Hàng hải Trung ương Rubin của Nga hiện đang thiết kế chế tạo tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới có tên là Arktur. Theo ông Andrey Baranov, Phó Tổng Giám đốc Rubin, trong tương lai, các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga sẽ giảm kích thước so với những tàu ngầm hạt nhân hiện có, nhưng sẽ mang theo số lượng vũ khí và phương tiện tác chiến không người lái ở mức tối đa.

Theo Sputnik, Cục Thiết kế Kỹ thuật Hàng hải Trung ương Rubin của Nga hiện đang thiết kế chế tạo tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới có tên là Arktur. Theo ông Andrey Baranov, Phó Tổng Giám đốc Rubin, trong tương lai, các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga sẽ giảm kích thước so với những tàu ngầm hạt nhân hiện có, nhưng sẽ mang theo số lượng vũ khí và phương tiện tác chiến không người lái ở mức tối đa.

Đồng thời, Cục Thiết kế Trung ương Rubin cũng đang phát triển các dự án khác để thực hiện trong trung hạn. Chuyên gia quân sự Viktor Baranets chỉ ra rằng, các tàu ngầm hạt nhân của Nga hiện được gọi với cái tên khác nhau như tàu ngầm hạt nhân đa chức năng, tàu ngầm mang tên lửa chiến lược…

Đồng thời, Cục Thiết kế Trung ương Rubin cũng đang phát triển các dự án khác để thực hiện trong trung hạn. Chuyên gia quân sự Viktor Baranets chỉ ra rằng, các tàu ngầm hạt nhân của Nga hiện được gọi với cái tên khác nhau như tàu ngầm hạt nhân đa chức năng, tàu ngầm mang tên lửa chiến lược…

Các tàu này được trang bị các loại tên lửa khác nhau, bao gồm những tên lửa chiến lược đạt tầm bắn từ 5.000km trở lên, hay một số tên lửa có tầm bắn ngắn hơn nhưng có đầu đạn mạnh hơn.

Các tàu này được trang bị các loại tên lửa khác nhau, bao gồm những tên lửa chiến lược đạt tầm bắn từ 5.000km trở lên, hay một số tên lửa có tầm bắn ngắn hơn nhưng có đầu đạn mạnh hơn.

Nói về các đặc điểm dự án tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới của Nga, Đại tá Viktor Baranets cho rằng, điểm độc đáo của dự án này là tàu ngầm Arktur có thể mang nhiều loại tên lửa khác nhau.

Nói về các đặc điểm dự án tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới của Nga, Đại tá Viktor Baranets cho rằng, điểm độc đáo của dự án này là tàu ngầm Arktur có thể mang nhiều loại tên lửa khác nhau.

“Ý tưởng này đã được triển khai trong các hệ thống tên lửa phòng không tốt nhất của chúng tôi, ví dụ như hệ thống tên lửa phòng không S-500. Trước đây, chúng tôi lắp đặt các tên lửa giống hệt nhau, nhưng sau đó chúng tôi nhận ra rằng cần phải lựa chọn vũ khí phù hợp cho từng mục tiêu. Giết ruồi bằng búa là điều phi lý. Đánh chặn tên lửa chiến lược đang bay là một mục tiêu, nhưng nếu có một chiếc máy bay đang bay thì đó là một mục tiêu khác”, ông Victor Baranets giải thích.

“Ý tưởng này đã được triển khai trong các hệ thống tên lửa phòng không tốt nhất của chúng tôi, ví dụ như hệ thống tên lửa phòng không S-500. Trước đây, chúng tôi lắp đặt các tên lửa giống hệt nhau, nhưng sau đó chúng tôi nhận ra rằng cần phải lựa chọn vũ khí phù hợp cho từng mục tiêu. Giết ruồi bằng búa là điều phi lý. Đánh chặn tên lửa chiến lược đang bay là một mục tiêu, nhưng nếu có một chiếc máy bay đang bay thì đó là một mục tiêu khác”, ông Victor Baranets giải thích.

Theo vị chuyên gia, trong tương lai, các tàu ngầm Arktur sẽ giúp Hải quân Nga trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn. Ông Victor Baranets cũng lưu ý rằng, các tàu ngầm hạt nhân đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an ninh đất nước.

Theo vị chuyên gia, trong tương lai, các tàu ngầm Arktur sẽ giúp Hải quân Nga trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn. Ông Victor Baranets cũng lưu ý rằng, các tàu ngầm hạt nhân đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an ninh đất nước.

Theo thông tin từ nhà sản xuất cung cấp, thiết kế của Arktur có thân ngoài góc cạnh giúp nó có khả năng tàng hình siêu cao. Tàu ngầm sẽ có 12 ống phóng có thể chứa tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, một trong các ống có hệ thống phóng và thu hồi phương tiện không người lái dưới nước (UUV). (Nguồn ảnh: RIA Novosti, naked-science, Topwar, Bulgarian Military).

Theo thông tin từ nhà sản xuất cung cấp, thiết kế của Arktur có thân ngoài góc cạnh giúp nó có khả năng tàng hình siêu cao. Tàu ngầm sẽ có 12 ống phóng có thể chứa tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, một trong các ống có hệ thống phóng và thu hồi phương tiện không người lái dưới nước (UUV). (Nguồn ảnh: RIA Novosti, naked-science, Topwar, Bulgarian Military).

Lý Thùy (Theo RIA Novosti)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nga-sap-trang-bi-tau-ngam-hat-nhan-chien-luoc-the-he-thu-nam-2002933.html