Nga thiệt hại nặng khi liên tiếp mất oanh tạc cơ Tu-22M3

Số lượng oanh tạc cơ Tu-22M3 của Nga theo ước tính đã hao hụt tới 1/3, theo các nhà quan sát quốc tế đây là thiệt hại nặng và không thể sớm bù đắp.

Hôm 15/8, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (VKS) đã mất thêm một oanh tạc cơ Tu-22M3 tại vùng Irkutsk do tai nạn, điều này dẫn tới câu hỏi được đặt ra là có bao nhiêu chiếc đã được họ sản xuất và bao nhiêu máy bay còn lại trong biên chế?

Hôm 15/8, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (VKS) đã mất thêm một oanh tạc cơ Tu-22M3 tại vùng Irkutsk do tai nạn, điều này dẫn tới câu hỏi được đặt ra là có bao nhiêu chiếc đã được họ sản xuất và bao nhiêu máy bay còn lại trong biên chế?

Ước tính trong 2 năm qua, đã có tới 10 chiếc Tu-22M3 bị phá hủy sau những cuộc tấn công của Quân đội Ukraine hoặc do phát sinh lỗi kỹ thuật, đây là điều vô cùng nghiêm trọng đối với Nga bởi quy mô phi đội đang bị thu hẹp nhanh chóng.

Ước tính trong 2 năm qua, đã có tới 10 chiếc Tu-22M3 bị phá hủy sau những cuộc tấn công của Quân đội Ukraine hoặc do phát sinh lỗi kỹ thuật, đây là điều vô cùng nghiêm trọng đối với Nga bởi quy mô phi đội đang bị thu hẹp nhanh chóng.

Thậm chí trong trường hợp bị hư hỏng thông thường, việc sửa chữa Tu-22M3 cũng bị nhận xét là cực kỳ khó khăn đối với Nga do máy bay đã quá cao tuổi, nhiều chiếc thậm chí đã hết hạn sử dụng từ lâu và thiếu trầm trọng phụ tùng thay thế.

Thậm chí trong trường hợp bị hư hỏng thông thường, việc sửa chữa Tu-22M3 cũng bị nhận xét là cực kỳ khó khăn đối với Nga do máy bay đã quá cao tuổi, nhiều chiếc thậm chí đã hết hạn sử dụng từ lâu và thiếu trầm trọng phụ tùng thay thế.

Trong thời gian dài vừa qua, Nga không sản xuất mới bất kỳ máy bay Tu-22M dưới mọi phiên bản, chiếc Tu-22M3 cuối cùng hoàn thành vào năm 1993 là một khung thân dở dang dưới thời Liên Xô.

Trong thời gian dài vừa qua, Nga không sản xuất mới bất kỳ máy bay Tu-22M dưới mọi phiên bản, chiếc Tu-22M3 cuối cùng hoàn thành vào năm 1993 là một khung thân dở dang dưới thời Liên Xô.

Hiện tại nguồn dự trữ duy nhất Nga có thể huy động là 6 khung thân dở dang khác đang bị bỏ ngoài trời đã 30 năm, việc cố gắng khôi phục các máy bay đã ngừng hoạt động và đang được bảo quản cũng cực kỳ khó khăn bởi thiếu phụ tùng cần thiết.

Hiện tại nguồn dự trữ duy nhất Nga có thể huy động là 6 khung thân dở dang khác đang bị bỏ ngoài trời đã 30 năm, việc cố gắng khôi phục các máy bay đã ngừng hoạt động và đang được bảo quản cũng cực kỳ khó khăn bởi thiếu phụ tùng cần thiết.

"Nút thắt" quan trọng nhất là động cơ NK-25 của Tu-22M3 không còn được sản xuất nữa, khi dây chuyền đã ngừng lại từ năm 1996, nghĩa là mọi cơ hội để sản xuất hay khôi phục thêm những chiếc máy bay đều bị xem là vô vọng.

"Nút thắt" quan trọng nhất là động cơ NK-25 của Tu-22M3 không còn được sản xuất nữa, khi dây chuyền đã ngừng lại từ năm 1996, nghĩa là mọi cơ hội để sản xuất hay khôi phục thêm những chiếc máy bay đều bị xem là vô vọng.

Đây chính là lý do tại sao Nga muốn lắp động cơ NK-32 được tạo ra cho dòng oanh tạc cơ lớn hơn là Tu-160 cho phiên bản Tu-22M3M hiện đại hóa, bất chấp khả năng tương thích còn gây nhiều tranh cãi vì chưa được thử nghiệm đầy đủ.

Đây chính là lý do tại sao Nga muốn lắp động cơ NK-32 được tạo ra cho dòng oanh tạc cơ lớn hơn là Tu-160 cho phiên bản Tu-22M3M hiện đại hóa, bất chấp khả năng tương thích còn gây nhiều tranh cãi vì chưa được thử nghiệm đầy đủ.

Không chỉ có vậy, động cơ NK-32-02 rất cần thiết cho quá trình hiện đại hóa cũng như hoàn thiện một số chiếc Tu-160 còn tồn kho, để đưa chúng lên phiên bản Tu-160M, cho nên nhà máy chưa ưu tiên nghiên cứu phiên bản chỉnh sửa dành cho Tu-22M3M.

Không chỉ có vậy, động cơ NK-32-02 rất cần thiết cho quá trình hiện đại hóa cũng như hoàn thiện một số chiếc Tu-160 còn tồn kho, để đưa chúng lên phiên bản Tu-160M, cho nên nhà máy chưa ưu tiên nghiên cứu phiên bản chỉnh sửa dành cho Tu-22M3M.

Vấn đề nữa cần nói tới là quá trình nâng cấp với việc thay thế 80% thiết bị vô tuyến điện tử hàng không, trang bị thêm vũ khí và bổ sung cần tiếp nhiên liệu... chỉ giúp máy bay hoạt động thêm khoảng 10 năm, con số này bị cho là quá ít ỏi.

Vấn đề nữa cần nói tới là quá trình nâng cấp với việc thay thế 80% thiết bị vô tuyến điện tử hàng không, trang bị thêm vũ khí và bổ sung cần tiếp nhiên liệu... chỉ giúp máy bay hoạt động thêm khoảng 10 năm, con số này bị cho là quá ít ỏi.

Quá trình hiện đại hóa Tu-22M3 cũng đang diễn ra rất chậm trễ, tính đến thời điểm này mới chỉ có 2 chiếc Tu-22M3M được thông báo đã hoàn thành.

Quá trình hiện đại hóa Tu-22M3 cũng đang diễn ra rất chậm trễ, tính đến thời điểm này mới chỉ có 2 chiếc Tu-22M3M được thông báo đã hoàn thành.

Chính vì vậy, mỗi chiếc Tu-22M3 bị mất đều là tổn thất lớn đối với Không quân Nga, làm suy yếu khả năng răn đe chiến lược của họ, thậm chí cả năng lực yểm trợ hỏa lực trên chiến trường Ukraine.

Chính vì vậy, mỗi chiếc Tu-22M3 bị mất đều là tổn thất lớn đối với Không quân Nga, làm suy yếu khả năng răn đe chiến lược của họ, thậm chí cả năng lực yểm trợ hỏa lực trên chiến trường Ukraine.

Số lượng Tu-22M3 còn hoạt động của Nga cũng gây tranh cãi, số liệu từ Military Balance 2023 cho biết có khoảng 57 chiếc, chúng thuộc về các Trung đoàn hàng không hỗn hợp số 200, 52 và 40, đóng tại sân bay Belaya, Shaykovka và Olenya.

Số lượng Tu-22M3 còn hoạt động của Nga cũng gây tranh cãi, số liệu từ Military Balance 2023 cho biết có khoảng 57 chiếc, chúng thuộc về các Trung đoàn hàng không hỗn hợp số 200, 52 và 40, đóng tại sân bay Belaya, Shaykovka và Olenya.

Tuy vậy con số trên chỉ là lý thuyết, các nhà phân tích nhấn mạnh, kế hoạch của Moskva đó là chỉ muốn gửi tối đa 30 máy bay đi nâng cấp lên tiêu chuẩn Tu-22M3M, đây mới thực sự là quy mô phi đội của họ, tức là số hao hụt đã lên đến đúng 1/3.

Tuy vậy con số trên chỉ là lý thuyết, các nhà phân tích nhấn mạnh, kế hoạch của Moskva đó là chỉ muốn gửi tối đa 30 máy bay đi nâng cấp lên tiêu chuẩn Tu-22M3M, đây mới thực sự là quy mô phi đội của họ, tức là số hao hụt đã lên đến đúng 1/3.

Trên thực tế, quy mô phi đội có thể còn nhỏ hơn nữa bởi vì không phải tất cả các máy bay Tu-22M3 đều trong tình trạng kỹ thuật đảm bảo để có thể làm nhiệm vụ tác chiến ngay lập tức.

Trên thực tế, quy mô phi đội có thể còn nhỏ hơn nữa bởi vì không phải tất cả các máy bay Tu-22M3 đều trong tình trạng kỹ thuật đảm bảo để có thể làm nhiệm vụ tác chiến ngay lập tức.

Điều này được chứng minh thông qua thực tế, khi Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga vốn sử dụng chúng với tần suất rất cao vào năm 2022 thì bây giờ đã giảm xuống chỉ còn vài phi vụ trong tháng.

Điều này được chứng minh thông qua thực tế, khi Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga vốn sử dụng chúng với tần suất rất cao vào năm 2022 thì bây giờ đã giảm xuống chỉ còn vài phi vụ trong tháng.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nga-thiet-hai-nang-khi-lien-tiep-mat-oanh-tac-co-tu-22m3-post586451.antd