Nga tìm ra 'thuốc chữa' với tên lửa HIMARS của Mỹ?

Sau một thời gian làm cho Nga vất vả, tên lửa HIMARS của Ukraine đã dần bị Nga 'bắt bài' với nhiều cách đối phó khác nhau.

Việc Mỹ chuyển giao các hệ thống tên lửa cơ động cao HIMARS cho Ukraine vào năm 2022, đã giúp Lực lượng vũ trang Ukraine ngăn chặn cuộc tấn công dữ dội và phản công Quân đội Nga và làm quân Nga “điêu đứng”; nhất là trong cuộc phản công tại Kherson vào tháng 11/2022. Ảnh: CNN.

Việc Mỹ chuyển giao các hệ thống tên lửa cơ động cao HIMARS cho Ukraine vào năm 2022, đã giúp Lực lượng vũ trang Ukraine ngăn chặn cuộc tấn công dữ dội và phản công Quân đội Nga và làm quân Nga “điêu đứng”; nhất là trong cuộc phản công tại Kherson vào tháng 11/2022. Ảnh: CNN.

Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, hiệu quả của việc sử dụng tên lửa có điều khiển HIMARS đã giảm đáng kể. Điều này đã được hãng CNN của Mỹ đưa tin vào ngày 5/5, khi trích dẫn các nguồn tin quân sự ở Mỹ, Anh và Ukraine. Ảnh: CNN.

Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, hiệu quả của việc sử dụng tên lửa có điều khiển HIMARS đã giảm đáng kể. Điều này đã được hãng CNN của Mỹ đưa tin vào ngày 5/5, khi trích dẫn các nguồn tin quân sự ở Mỹ, Anh và Ukraine. Ảnh: CNN.

Cụ thể, việc giảm hiệu quả tác chiến có liên quan đến việc Quân đội Nga sử dụng tích cực và mạnh mẽ tất cả các loại hệ thống tác chiến điện tử mà Nga hiện đang có số lượng lớn và đa dạng. Ảnh: CNN.

Cụ thể, việc giảm hiệu quả tác chiến có liên quan đến việc Quân đội Nga sử dụng tích cực và mạnh mẽ tất cả các loại hệ thống tác chiến điện tử mà Nga hiện đang có số lượng lớn và đa dạng. Ảnh: CNN.

Giờ đây, các thiết bị tác chiến điện tử của Quân đội Nga đang gây nhiễu tín hiệu vệ tinh GPS rất mạnh, điều mà trước đây không quan sát thấy. Chúng mạnh đến mức tác động vượt xa ra ngoài khu vực xung đột của Ukraine, ảnh hưởng đến các chuyến bay thương mại. Ảnh:TG@Vadim.

Giờ đây, các thiết bị tác chiến điện tử của Quân đội Nga đang gây nhiễu tín hiệu vệ tinh GPS rất mạnh, điều mà trước đây không quan sát thấy. Chúng mạnh đến mức tác động vượt xa ra ngoài khu vực xung đột của Ukraine, ảnh hưởng đến các chuyến bay thương mại. Ảnh:TG@Vadim.

Mặc dù đạn tên lửa HIMARS vẫn có thể bắn trúng mục tiêu, nhưng chúng ngày càng bắn trượt thường xuyên hơn. Do vậy các chuyên gia Ukraine và Mỹ đang tìm kiếm giải pháp nhằm khắc phục vấn đề này. Ảnh:TG@Vadim.

Mặc dù đạn tên lửa HIMARS vẫn có thể bắn trúng mục tiêu, nhưng chúng ngày càng bắn trượt thường xuyên hơn. Do vậy các chuyên gia Ukraine và Mỹ đang tìm kiếm giải pháp nhằm khắc phục vấn đề này. Ảnh:TG@Vadim.

Việc gây nhiễu tín hiệu GPS của Nga cũng ảnh hưởng đến các loại đạn dẫn đường chính xác khác của Ukraine, dựa vào việc dẫn đường vệ tinh, như đạn pháo 155mm M982 Excalibur hoặc bom lượn JDAM-ER. Ảnh:TG@Vadim.

Việc gây nhiễu tín hiệu GPS của Nga cũng ảnh hưởng đến các loại đạn dẫn đường chính xác khác của Ukraine, dựa vào việc dẫn đường vệ tinh, như đạn pháo 155mm M982 Excalibur hoặc bom lượn JDAM-ER. Ảnh:TG@Vadim.

Việc Quân đội Nga dùng các thiết bị gây nhiễu tín hiệu GPS tại chiến trường Ukraine, đã được báo cáo trong các tài liệu “tuyệt mật” của Lầu Năm Góc bị rò rỉ gần đây; đã được tóm tắt trong tài liệu của hãng tin CNN.

Việc Quân đội Nga dùng các thiết bị gây nhiễu tín hiệu GPS tại chiến trường Ukraine, đã được báo cáo trong các tài liệu “tuyệt mật” của Lầu Năm Góc bị rò rỉ gần đây; đã được tóm tắt trong tài liệu của hãng tin CNN.

Trong điều kiện bị gây nhiễu và chỉ sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính, thì độ chính xác của tên lửa có điều khiển M31, sử dụng bệ phóng HIMARS là 60 mét. Như vậy sau một thời gian, Nga đã tìm ra "thuốc" cho “chữa” HIMARS với chi phí rẻ hơn nhiều. Ảnh:TG@Vadim.

Trong điều kiện bị gây nhiễu và chỉ sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính, thì độ chính xác của tên lửa có điều khiển M31, sử dụng bệ phóng HIMARS là 60 mét. Như vậy sau một thời gian, Nga đã tìm ra "thuốc" cho “chữa” HIMARS với chi phí rẻ hơn nhiều. Ảnh:TG@Vadim.

Ngoài việc sử dụng phương pháp “chế áp mềm” với tên lửa HIMARS có điều khiển; Nga còn nhiều vũ khí đánh chặn hiệu quả đối với loại tên lửa HIMARS. Đặc biệt là hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1, có khả năng đánh chặn thành công rất cao đối với đạn HIMARS. Ảnh: Pinterest.

Ngoài việc sử dụng phương pháp “chế áp mềm” với tên lửa HIMARS có điều khiển; Nga còn nhiều vũ khí đánh chặn hiệu quả đối với loại tên lửa HIMARS. Đặc biệt là hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1, có khả năng đánh chặn thành công rất cao đối với đạn HIMARS. Ảnh: Pinterest.

Các chuyên gia nói với CNN rằng, với lượng đạn tên lửa đầy đủ gồm 12 tên lửa Pantsir-S1, họ đã đánh chặn 12 quả đạn HIMARS trong một đợt bắn loạt theo kiểu bắn “loạt” của Quân đội Ukraine. Ảnh: Pinterest.

Các chuyên gia nói với CNN rằng, với lượng đạn tên lửa đầy đủ gồm 12 tên lửa Pantsir-S1, họ đã đánh chặn 12 quả đạn HIMARS trong một đợt bắn loạt theo kiểu bắn “loạt” của Quân đội Ukraine. Ảnh: Pinterest.

Phóng viên quân sự Nga Dmitry Steshin cũng bình luận về những gì đang xảy ra trên kênh Telegram "Russian Tarantas" của mình. Ông lưu ý rằng, tên lửa chiến thuật cơ động cao HIMARS, được NATO giới thiệu là "siêu vũ khí", đã không còn tác dụng cao như trước đây. Ảnh: Pinterest.

Phóng viên quân sự Nga Dmitry Steshin cũng bình luận về những gì đang xảy ra trên kênh Telegram "Russian Tarantas" của mình. Ông lưu ý rằng, tên lửa chiến thuật cơ động cao HIMARS, được NATO giới thiệu là "siêu vũ khí", đã không còn tác dụng cao như trước đây. Ảnh: Pinterest.

Nhiều người nhận thấy rằng, trong những tháng gần đây, "siêu vũ khí" HIMARS, đã không còn tung ra những cú đánh “chói tai” như trong mùa hè, mùa thu và mùa đông năm ngoái. Ảnh:Topwar.

Nhiều người nhận thấy rằng, trong những tháng gần đây, "siêu vũ khí" HIMARS, đã không còn tung ra những cú đánh “chói tai” như trong mùa hè, mùa thu và mùa đông năm ngoái. Ảnh:Topwar.

Hiện tại, Quân đội Ukraine chỉ có thể bắn 18 viên đạn HIMARS một ngày; kém xa so với trước. Có thể có ba lý do ảnh hưởng; thứ nhất là nhiều kho chứa đạn HIMARS của Ukraine đã bị quân Nga săn lùng suốt thời gian qua. Trong khi đó Quân đội Ukraine cũng chỉ có rất ít các bệ phóng đạn 227 mm. Ảnh:Topwar.

Hiện tại, Quân đội Ukraine chỉ có thể bắn 18 viên đạn HIMARS một ngày; kém xa so với trước. Có thể có ba lý do ảnh hưởng; thứ nhất là nhiều kho chứa đạn HIMARS của Ukraine đã bị quân Nga săn lùng suốt thời gian qua. Trong khi đó Quân đội Ukraine cũng chỉ có rất ít các bệ phóng đạn 227 mm. Ảnh:Topwar.

Thứ hai, các đơn vị của Nga đã học cách tuân thủ phân tán lực lượng tại các khu vực tập kết, khu đóng quân, san bớt kho tàng, tăng cường công tác ngụy trang và bảo mật. Điều này làm cho việc trinh sát phát hiện mục tiêu trở lên rất khó khăn đối với Ukraine. Ảnh: Military.

Thứ hai, các đơn vị của Nga đã học cách tuân thủ phân tán lực lượng tại các khu vực tập kết, khu đóng quân, san bớt kho tàng, tăng cường công tác ngụy trang và bảo mật. Điều này làm cho việc trinh sát phát hiện mục tiêu trở lên rất khó khăn đối với Ukraine. Ảnh: Military.

Thứ ba, thiết bị tác chiến điện tử của Nga bắt đầu tích cực gây nhiễu hệ thống định vị toàn cầu GPS, sử dụng dẫn đường chính xác cho tên lửa HIMARS, bom JDAM của Ukraine. Việc Nga gây nhiễu tín hiệu GPS đã trở thành vấn đề “đau đầu” với Mỹ và Ukraine. Ảnh: Military.

Thứ ba, thiết bị tác chiến điện tử của Nga bắt đầu tích cực gây nhiễu hệ thống định vị toàn cầu GPS, sử dụng dẫn đường chính xác cho tên lửa HIMARS, bom JDAM của Ukraine. Việc Nga gây nhiễu tín hiệu GPS đã trở thành vấn đề “đau đầu” với Mỹ và Ukraine. Ảnh: Military.

Nhà báo Steshin nói thêm rằng, hệ thống dẫn đường quán tính của tên lửa dẫn đường M31, nếu không có tín hiệu GPS sửa sai số, thì cũng chỉ biến thành loại đạn tên lửa không điều khiển mà thôi. Ảnh: Military.

Nhà báo Steshin nói thêm rằng, hệ thống dẫn đường quán tính của tên lửa dẫn đường M31, nếu không có tín hiệu GPS sửa sai số, thì cũng chỉ biến thành loại đạn tên lửa không điều khiển mà thôi. Ảnh: Military.

Tiến Minh (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nga-tim-ra-thuoc-chua-voi-ten-lua-himars-cua-my-1853785.html