Ngắm toàn cảnh Đền Hùng uy nghiêm trước ngày chính lễ Giỗ Tổ

Khu di tích lịch sử đền Hùng, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trở thành biểu tượng linh thiêng, là nguồn cội để mỗi người dân Việt Nam hướng về dịp Giỗ Tổ Hùng Vương.

Khu di tích lịch sử đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích (xã Hy Cương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), là nơi thờ các Vua Hùng có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

Khu di tích lịch sử đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích (xã Hy Cương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), là nơi thờ các Vua Hùng có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

Hình ảnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc xã Hy Cương. Đây chính là kinh đô của Nhà nước Văn Lang với hàng loạt di tích lịch sử vĩ đại.

Hình ảnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc xã Hy Cương. Đây chính là kinh đô của Nhà nước Văn Lang với hàng loạt di tích lịch sử vĩ đại.

Đứng trên đỉnh cao núi Nghĩa Lĩnh có thể bao quát toàn bộ một vùng rộng lớn với phong cảnh sơn thủy hữu tình.

Đứng trên đỉnh cao núi Nghĩa Lĩnh có thể bao quát toàn bộ một vùng rộng lớn với phong cảnh sơn thủy hữu tình.

Cổng trung tâm lễ hội Khu di lịch lịch sử đền Hùng được chia làm 3 công trình, tòa nhà chính ở giữa dài 17,4m, rộng 9m, cao 22m, kích thước cửa vòm chính rộng 7,5m, cao 7,5m, hai tầng mái dốc, đầu đao, mái ngói mũi hài; tòa nhà phụ dài 10m, rộng 6,3m, cao 13,6m, kích thước cửa vòm phụ rộng 5m, cao 6m, hệ thống mái dốc, đầu đao, mái ngói mũi hài; các công trình đều nhau 5,3m, mặt ngoài ốp đá tự nhiên.

Cổng trung tâm lễ hội Khu di lịch lịch sử đền Hùng được chia làm 3 công trình, tòa nhà chính ở giữa dài 17,4m, rộng 9m, cao 22m, kích thước cửa vòm chính rộng 7,5m, cao 7,5m, hai tầng mái dốc, đầu đao, mái ngói mũi hài; tòa nhà phụ dài 10m, rộng 6,3m, cao 13,6m, kích thước cửa vòm phụ rộng 5m, cao 6m, hệ thống mái dốc, đầu đao, mái ngói mũi hài; các công trình đều nhau 5,3m, mặt ngoài ốp đá tự nhiên.

Công trình được khánh thành và đưa vào hoạt động từ năm 2015.

Công trình được khánh thành và đưa vào hoạt động từ năm 2015.

Cổng trung tâm lễ hội Khu di lịch lịch sử đền Hùng lung linh về đêm trước ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025.

Cổng trung tâm lễ hội Khu di lịch lịch sử đền Hùng lung linh về đêm trước ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025.

Khu di tích lịch sử đền Hùng nằm ở vị trí hài hòa trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao hùng vĩ, hội tụ khí thiêng của sơn thủy.

Khu di tích lịch sử đền Hùng nằm ở vị trí hài hòa trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao hùng vĩ, hội tụ khí thiêng của sơn thủy.

Toàn bộ Khu di tích lịch sử đền Hùng có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng. Nơi đầu tiên du khách đặt chân đến là đền Hạ - nơi thờ 18 đời Vua Hùng, trong hậu cung đền có 3 long ngai bài vị.

Toàn bộ Khu di tích lịch sử đền Hùng có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng. Nơi đầu tiên du khách đặt chân đến là đền Hạ - nơi thờ 18 đời Vua Hùng, trong hậu cung đền có 3 long ngai bài vị.

Những ngày này, hoa gạo nở đỏ rực tại khu vực đền Hạ.

Những ngày này, hoa gạo nở đỏ rực tại khu vực đền Hạ.

Tiếp đến là đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu) - nơi gắn liền với câu chuyện sự tích bánh chưng, bánh dày đời Hùng Vương thứ 6.

Tiếp đến là đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu) - nơi gắn liền với câu chuyện sự tích bánh chưng, bánh dày đời Hùng Vương thứ 6.

Trên đỉnh núi là đền Thượng (Kính Thiên Lĩnh điện), xưa kia là nơi tổ tiên người Việt thờ Trời và thần Lúa. Tương truyền vào thời đại Hùng Vương, các Vua Hùng thường đem trống đồng lên đỉnh núi để tế lễ trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, muôn dân ấm no, hạnh phúc.

Trên đỉnh núi là đền Thượng (Kính Thiên Lĩnh điện), xưa kia là nơi tổ tiên người Việt thờ Trời và thần Lúa. Tương truyền vào thời đại Hùng Vương, các Vua Hùng thường đem trống đồng lên đỉnh núi để tế lễ trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, muôn dân ấm no, hạnh phúc.

Đền Thượng là nơi tổ chức những nghi lễ quan trọng nhất của Lề Giỗ Tổ Hùng Vương.

Đền Thượng là nơi tổ chức những nghi lễ quan trọng nhất của Lề Giỗ Tổ Hùng Vương.

Đền thứ tư là đền Giếng, là nơi thờ hai bà công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa, con gái của Vua Hùng thứ 18, được xây dựng vào thế kỷ XVIII.

Đền thứ tư là đền Giếng, là nơi thờ hai bà công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa, con gái của Vua Hùng thứ 18, được xây dựng vào thế kỷ XVIII.

Lăng Vua Hùng còn được biết là Hùng Vương Lăng (hay Lăng Hùng Vương), tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6, Hùng Vương thứ 6 là một vị vua truyền thuyết của nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam.

Lăng Vua Hùng còn được biết là Hùng Vương Lăng (hay Lăng Hùng Vương), tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6, Hùng Vương thứ 6 là một vị vua truyền thuyết của nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam.

Trong quần thể Khu di tích lịch sử đền Hùng còn có các di tích: chùa Thiền Quang; đền Tổ Mẫu Âu Cơ, được khởi dựng trên đỉnh núi Ốc, trong đền có tượng thờ Mẹ Âu Cơ và Lạc Hầu, Lạc Tướng. Đền thờ Lạc Long Quân được khởi công và đưa vào sử dụng năm 2009, tại núi Sim - nơi có vị trí đắc địa, thế “sơn chầu thủy tụ”. Trong đền đặt tượng thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân với dáng vẻ uy nghiêm.

Trong quần thể Khu di tích lịch sử đền Hùng còn có các di tích: chùa Thiền Quang; đền Tổ Mẫu Âu Cơ, được khởi dựng trên đỉnh núi Ốc, trong đền có tượng thờ Mẹ Âu Cơ và Lạc Hầu, Lạc Tướng. Đền thờ Lạc Long Quân được khởi công và đưa vào sử dụng năm 2009, tại núi Sim - nơi có vị trí đắc địa, thế “sơn chầu thủy tụ”. Trong đền đặt tượng thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân với dáng vẻ uy nghiêm.

Những ngày này, du khách thập phương đổ về Khu di tích lịch sử đền Hùng để dâng hương, tưởng nhớ các Vua Hùng. Tỉnh Phú Thọ dự kiến sẽ đón khoảng 4 triệu lượt khách trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025.

Những ngày này, du khách thập phương đổ về Khu di tích lịch sử đền Hùng để dâng hương, tưởng nhớ các Vua Hùng. Tỉnh Phú Thọ dự kiến sẽ đón khoảng 4 triệu lượt khách trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025.

Ngọc Tú - Ảnh: Tùng Vy

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/ngam-toan-canh-den-hung-uy-nghiem-truoc-ngay-chinh-le-gio-to.663140.html