Ngày đầu tiên làm 'tay ngang' nghề báo

Nhắm mắt lại và để trí tưởng tượng tự do bay bổng, tôi bắt đầu vẽ ra những nét sơ khai bức tranh ngày mai của đời mình...

Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy luôn mang đến những dòng tin chính thống, chính xác, kịp thời về mọi chuyển động của nền kinh tế.

Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy luôn mang đến những dòng tin chính thống, chính xác, kịp thời về mọi chuyển động của nền kinh tế.

Ở tuổi 30, tôi từng có công việc ổn định tại một trường đại học. Sẽ rất khó với ai đó khi chuyển nghề trong hoàn cảnh như vậy, nhưng với tôi thì khác. Tôi chọn nghề báo như thể một mầm cây ai đó gieo xuống thửa ruộng vô tình dành sẵn cho mình.

Khởi nguồn trong một gia đình có truyền thống 3 đời gắn với nghiệp báo, tôi được tắm trong câu văn, con chữ từ khi tập tọe tập đọc, tập viết. Song, khi lớn lên, chứng kiến vất vả của người mẹ là nhà báo lâu năm, cả một thời gian dài tôi không nghĩ mình nối bước. Trong gia đình tôi, chưa ai từng trong hoàn cảnh bị ép buộc “cá trèo cây”, “chim bơi trong nước”, thay vào đó, mọi người được tự do lựa chọn nghề nghiệp.

Phóng viên Huỳnh Dũng.

Viết là kỹ năng đầu tiên cần học tập. Không đơn thuần chỉ là việc viết cho đúng văn phong báo chí, đó còn là việc chọn từ ngữ sao cho người đọc có thể dễ dàng hiểu và cảm nhận.

Những ngày đầu tập làm quen, việc dành cả hàng giờ đồng hồ chỉ để viết lời mở đầu là chuyện hết sức bình thường. Cần viết làm sao để mỗi tác phẩm đều có cái mạch rõ ràng, mang tới sự đĩnh đạc của một cơ quan báo chí vốn đã khắc họa sự đĩnh đạc trong lòng độc giả hàng chục năm.

Có vẻ như khi đi qua những vất vả, có thêm chiêm nghiệm về giá trị cuộc sống thì đó là thời điểm mà lý trí cảm nhận được đâu mới thật sự là vùng đất mà ta thuộc về.

Dù trong tay đã có tấm bằng thạc sĩ MBA nhưng việc rẽ sang lối khác để trở thành phóng viên, lại được phân công mảng tài chính - ngân hàng, thực sự là thử thách lớn đối với “tay ngang” đủ thứ như tôi. Ở đó, đồng thời vừa phải hoàn thiện kỹ năng viết báo, vừa phải “nhập nội” một lĩnh vực nhưng thực ra rất nhiều “lĩnh vực con” như lãi suất, tỷ giá, tái cơ cấu hệ thống, nợ xấu, trái phiếu, công nghệ ngân hàng, thanh toán, thuế, cổ phần hóa... Tôi gần như bị hoa mắt.

Viết là kỹ năng đầu tiên cần học tập. Không đơn thuần chỉ là việc viết cho đúng văn phong báo chí, đó còn là việc chọn từ ngữ sao cho người đọc có thể dễ dàng hiểu và cảm nhận. Những ngày đầu tập làm quen, việc dành cả hàng giờ đồng hồ chỉ để viết lời mở đầu là chuyện hết sức bình thường. Cần viết làm sao để mỗi tác phẩm đều có cái mạch rõ ràng, mang tới sự đĩnh đạc của một cơ quan báo chí vốn đã khắc họa sự đĩnh đạc trong lòng độc giả hàng chục năm.

Để có tư liệu viết thì kỹ năng lắng nghe đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dự hội thảo hay phỏng vấn trực tiếp, không hoàn toàn là ngồi dự thính, ngồi nghe mà xong, với người làm báo, vừa phải tập trung cao độ lắng nghe, vừa phải ghi chép càng nhiều càng tốt, phải hỏi càng nhiều càng tốt, bởi hỏi đồng nghĩa mình đang mon men vào vùng kiến thức và đang hiểu chuyện.

Một sản phẩm để có được chiều sâu thì người viết cần nắm vững chuyên môn và trang bị đủ đầy kiến thức trong lĩnh vực của mình. Với đặc thù của ngành tài chính, ngân hàng, ngoài kiến thức sâu rộng đó còn là kiến thức xã hội thực tế. Đơn cử như vùng thông tin về thị trường vàng, người viết cần tìm hiểu thật kỹ những quy định pháp luật, bối cảnh xã hội, rồi cả câu chuyện tỷ giá hối đoái lẫn kiến thức về cung cầu thị trường. “Nạp phông” là chìa khóa vạn năng và tôi làm điều này mọi lúc mọi nơi có thể. Tôi nhận ra, cá thì bơi trong nước, còn nghề báo thì bơi trong thông tin...

Đặc biệt, tôi cũng hiểu rằng với nghề báo, thái độ và trình độ luôn song hành với nhau. Nghề báo đem tới cơ hội được gặp gỡ, tiếp cận với giới tinh hoa của xã hội, được hoàn thiện về kiến thức, có nhiều mối quan hệ mà nhiều nghề khác không có được. Nhưng đó cũng là cãi bẫy vô hình tạo nên ảo tưởng ở không ít nhà báo, đặc biệt là những người làm báo vừa gây dựng được chút ít vị trí trong lòng người đọc.

Những ngày này tôi chưa có gì nhiều để viết về nghề báo như các anh, chị đồng nghiệp khác, ngoài “gia tài” 14 bài báo được đăng tải trên cả bản in và bản điện tử. Mỗi lần một bài báo xuất bản, tôi lại mân mê từng con chữ và tự vấn: chỗ này tại sao không viết thế này mà lại viết thế kia...

Đôi khi tôi cũng thầm nghĩ về một ngày mai. Đó là lúc nhìn lại chặng đường đã đi, chắc chắn tôi không hối tiếc về những gì đã lựa chọn. Tôi không dám chắc mình sẽ trở thành cây viết để đời nhưng là một phần trong đời sống báo chí tài chính - ngân hàng với nhiều đóng góp cho thị trường, hẳn tôi làm được...

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 25-2024 phát hành ngày 17/10/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Huỳnh Dũng

Nguồn VnEconomy: https://vneconomy.vn/ngay-dau-tien-lam-tay-ngang-nghe-bao.htm