Ngày xuân và thú chơi nghệ thuật thư pháp

Thư pháp là nghệ thuật thể hiện phương pháp viết chữ và là phương tiện để biểu cảm tâm thức của tác giả và người thưởng thức. Ngày nay, thư pháp được hiểu là nghệ thuật viết chữ, chơi chữ, vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại.

Thi viết chữ thư pháp tại Lễ hội Hoa Lư. Ảnh: Minh Quang

Thư pháp truyềnthống là nghệ thuật viết chữ Hán, chữ Nôm của các bậc thánh hiền, túc nho,những người quyền quý xưa, được ra đời cùng với nền nho học ở nước ta và đã sớmtrở thành một môn nghệ thuật viết chữ truyền thống độc đáo. Thư pháp hiện đạilà thư pháp chữ Việt hay thư pháp Việt ngữ, là chữ Quốc ngữ được thể hiện theolối viết thư pháp. Tuy nhiên, ranh giới giữa truyền thống và hiện đại chỉ mangtính ước lệ. Bởi vì, trong nghệ thuật thư pháp truyền thống, vẫn có tính hiệnđại với những lối viết cách tân con chữ, và ngược lại, trong cách thể hiện thưpháp hiện đại vẫn mang yếu tố truyền thống, đó là sự kế thừa những nét đẹp vốncó của lối viết xưa.

Quá trình hìnhthành chữ Hán, trong đó chữ tượng hình được chú trọng hàng đầu. Chữ Nôm khôngchỉ là thành tựu văn hóa của nước ta mà còn là biểu tượng cho tinh thần dân tộctự cường, được hun đúc qua nhiều thế hệ, kết tinh trong tâm hồn của người Việt,nhất là giới trí thức và cũng chú trọng dạng tự tượng hình. Chữ tượng hình đượcviết theo hình tượng khái quát của các vật thể để tạo thành chữ. Nó là ký hiêụvới các nét chữ có tính cách điệu và được chồng đặt liên tiếp lên nhau tạothành chữ Hán Nôm. Trên các thư họa được treo như một bức tranh, thường chỉthấy một chữ Hán Nôm như chữ “Tâm”, chữ “Phúc”, chữ “Đức”, chữ “Lộc”, chữ“Nhẫn”… được viết thanh thoát, uyển chuyển ở chính giữa khổ giấy; cũng có thểtheo từng cặp gọi là đôi liễn, được viết trên vải, giấy dó, giấy xuyến chỉ vàthậm chí còn thể hiện ngay trên quạt giấy. Đây là những tác phẩm nghệ thuật thưpháp hoàn mỹ, gửi gắm tâm hồn riêng của mỗi tác giả vào từng nét nhấn, từng conchữ để ca ngợi cái tâm, cái đức, cái trí… của con người.

Đối với các nhàthư pháp, dù thể hiện theo phương pháp truyền thống hay hiện đại, hoặc kết hợpgiữa truyền thống và hiện đại, điều quan trọng nhất là phép cầm bút, điều khiểnngọn bút, điểm hoạch, bố cục của khuôn chữ hoặc các hàng chữ. Để một thư phápvới bút pháp nghệ thuật đạt đến trình độ của một thư họa, người cầm bút nhấtthiết phải giải quyết được hai yếu tố chính là nội dung và hình thức của con chữ. Về hình thức phải đạtđược sự cân đối về hình dáng, với bút pháp khô, ướt, đậm, nhạt, nhấn, lướt…khác nhau, với sước cạnh uyển chuyển trong từng nét “xổ”, nét “mác” của ngọnbút lông mảnh dẻ. Về nội dung phải thể hiện được tâm hồn, ý tưởng, sự biểu cảmtạo nên phong cách riêng, trình độ thẩm mỹ riêng của tác giả ở nghĩa của chữhoặc nội dung câu thơ trang trí trên góc của mỗi bức tranh và được khẳng địnhbởi dấu triện son mang tên tác giả đối với từng tác phẩm. Hơn nữa, là sự hoàquyện giữa nội dung và hình thức của cặp phạm trù triết học trong quá trìnhhình thành thư pháp, để đạt tới trình độ thư họa cho người đời thờ chữ, treochữ và ngắm nghía thưởng ngoạn như một bức tranh đẹp.

ở nước ta, nhữngngười viết chữ thư pháp đẹp danh tiếng đã được sử sách ghi nhận. Thời Trần cóquan Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mạnh, Thái học sinh Nguyễn Trung Ngạn, Trạngnguyên Mạc Đĩnh Chi... Thời Lê - Trịnh có vua Lê Thánh Tông, vua Lê Cảnh Hưng,Trung thư giám chính tự Ngô Ninh, Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm (chúa Trịnh Sâm),Nguyễn Nghiễm... thời Nguyễn có các danh sỹ như Cao Bá Quát, Bùi Văn Dị, NguyễnTư Giản và cả vua Thiệu Trị.

Ngày nay, chữViệt đã thay thế chữ Hán, chữ Hán Nôm của các cụ xưa, nhưng nền Nho học đã tồntại hàng nghìn năm ở nước ta vẫn còn được lưu lại bằng nghệ thuật chạm khắc gỗtrên các bức hoành phi treo ở trung đường của các ngôi chùa, nhà thờ họ tộc vàcác bức đại tự thường được treo ở gian giữa phía trên bàn thờ tổ tiên của cácgia đình, kèm theo là các câu đối thường treo đối xứng ở hai bên; các bia đá,bia khắc trên vách núi; các chữ lồng trong khung để thờ, để chiêm ngưỡng nhưmột bức tranh nghệ thuật; các sắc phong của vua, đối với những người đỗ đạt,người có công với dân chúng và triều đình, với đất nước… được viết bằng chữ HánNôm, với bút pháp chuẩn mực, duyên dáng mang tính nghệ thuật cao.

Di sản thư pháp ởnước ta qua các thời kỳ còn truyền lại và được lưu giữ đến nay tương đối phongphú, đa dạng. Chỉ riêng ở vùng đất Ninh Bình, nghệ thuật thư pháp đã hình thànhtừ rất sớm. Tương truyền, sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân, thu giang san vềmột mối, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (năm 968), đặt tên nước và may cờ hiệu.Cờ hiệu nước Đại Cồ Việt vừa dài, vừa rộng, với chữ “Thái Bình” chính giữa uynghi, lộng lẫy, với bút pháp siêu phàm và được thể hiện bởi những bàn tay khéoléo của nghệ nhân vùng Cố đô Hoa Lư, với những đường kim mũi chỉ thêu kim tuyếnuyển chuyển vừa “chân” vừa “lệ”. TrươngHán Siêu (? – 1354) người làng Phúc Am (nay là phường Vân Giang, thành phố NinhBình), quan Thái phó đời Trần là người đã khởi xướng và khai bút lối đề thơkhắc đá ở núi Dục Thúy. Bài thơ “Dục Thúy sơn khắc thạch” khắc trên đá đâùtiên, lấy cảnh đẹp của núi sông để giãi bày nỗi lòng của người ở ẩn và nhữngbài thơ khắc trên vách núi của vua Lê Thánh Tông, vua Lê Hiến Tông, vua LêTương Dực, vua Thiệu Trị và thơ khắc trên đá của các trạng nguyên, bảng nhãn,thám hoa với nét chữ mềm mại, phóng khoáng là một tư liệu vô cùng quý giá khôngchỉ về thơ mà dưới góc nhìn về nghệ thuật thư pháp của ông, cha ta để lại từthế kỷ thứ XIV. Trong đó, tấm bia khắc bài thơ “Ngự chế đề Dục Thúy sơn” (Thơvua đề trên núi Dục Thúy) của vua Lê Hiến Tông, chạm khắc năm 1501, quan sát kỹHán tự trên mặt bia không hề thấy có vết xước, hoặc những nét khắc lỡ tay, lỡđục của người nghệ nhân chạm khắc đá xưa. Có lẽ, đây là một trong những tấm biama nhai khắc trên vách núi đẹp nhất, cầu kỳ nhất dưới bầu trời nước Nam. Với nhữngnét chạm khắc trên đá thanh thoát, nhấn lướt, xước cạnh, to nhỏ, nông sâu vauyề̉n chuyển trong từng nét sổ, nét mác đã tạo ra những mảng sáng tối, đậm nhạtdưới ánh nắng nghiêng của buổi chiều tà, ta có cảm giác như một bức thư phápphóng túng, tung hoành viết trên mặt giấy. Ai đã từng lên vãng cảnh chùa BíchĐộng, khi đứng ở sân chùa Trung nhìn lên vách núi cao, thấy vòm đá trên sườnnúi đua ra che rợp cả góc chùa, có bức đại tự đề hai chữ Hán “Bích Động” (Búttích của Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm và Nguyễn Nghiễm phụng đề), với cỡ chữ cực lớn(71 cm x 55 cm) được khắc nổi trên vách đá từ năm 1774, đã minh chứng một cáchhùng hồn nghệ thuật thư pháp của ông, cha ta thuở trước.

Trong không khiấ́m áp của tiết trời đầu xuân, bên cạnh cành đào, chén trà, ly rượu và ẩm thựctruyền thống như bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành… ngồi ngắm những bức tranh chữ,để cùng suy ngẫm về triết lý sống của tiền nhân, của những nhà thư pháp Việtngữ đương đại, với những hoài vọng cầu mong cho một năm mới mạnh khỏe, may mắntràn trề hạnh phúc và gửi gắm niềm tin khi đất nước đạt được những thành tưụrực rỡ về kinh tế, văn hóa, xã hội trên đường đổi mới, thật thú vị biết nhườngnào.

Trần Lâm Bình

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/ng%C3%A0y-xuan-v%C3%A0-th%C3%BA-choi-ngh%E1%BA%B9-thu%E1%BA%A1t-thu-ph%C3%A1p-20200121095317846p3c23.htm