Nghệ nhân giữ thanh âm di sản văn hóa dân ca quan họ
Sinh ra ở làng quê quan họ, hơn 30 năm gắn bó với Dân ca Quan họ, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Phú Hiệp là biểu tượng của lòng đam mê và sự cống hiến quên mình cho di sản văn hóa phi vật thể. Tiếng hát quan họ trong trẻo, trầm ấm và ngọt ngào bên dòng sông Cầu thôi thúc ông gìn giữ và bảo tồn những gì được coi là tinh hoa nhất của xứ Kinh Bắc.
Dân ca quan họ đã chọn người nghệ sĩ
Lớn lên cùng những làn điệu dân ca Quan họ, ngay từ nhỏ vào mỗi dịp xuân về, ông Hiệp lại cùng những người bạn của mình rong ruổi khắp các làng quê xem hội, ra đình làng Thổ Hà để được xem quan họ. Ông chia sẻ, nghe Quan họ, con người ông như trở nên nhẹ nhàng và bay bổng đến lạ, như có gì vừa gắn bó mà lại rất đỗi thân thương, khiến ông say mê mà thuộc lòng từng câu hát: “Ước mơ cháy bỏng của tôi là truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ, để tiếng hát Quan họ mãi vang vọng và trường tồn cùng thời gian. Để mai này và xa hơn nữa, những người con Quan họ vẫn luôn giữ vẹn nguyên cái tâm trong sáng và nâng niu từng câu Quan họ tựa như máu thịt.”
Với những thanh âm ngọt ngào của dân ca quan họ qua những lời ru của mẹ như đã ngấm vào người nghệ sĩ từ thủa lọt long, để lớn lên Ông đã luôn hát cùng bạn bè, cùng các liền anh, liền chị như một lẽ tự nhiên trong cuộc sống làng quê quan họ. Đến tuổi trưởng thành, ông tham gia hoạt động thanh niên, khi cuộc chiến biên giới phía Bắc nổ ra năm 1979, Ông tòng quân lên đường nhập ngũ, chiến đấu trực tiếp với quân địch trên tuyến đầu biên giới. Cũng từ đây, với dọng ca mộc mạc, vang rền của người con quê hương quan họ được cất lên giữa núi rừng, giữa chiến trường khốc liệt để làm món ăn tinh thần phục vụ đồng đội trên chốt, ông đã trở thành người lính xung kích vừa trong chiến đấu, vừa trong nghệ thuật để hòa tiếng hát, át tiếng bom đạn sau những trận đánh ác liệt. Bằng lời ca quan họ, người chiến sĩ trẻ đã trở thành người nghệ sĩ chính trong những buổi liên hoan, trong những dịp giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa các đơn vị trên chiến trường.
Chiến tranh kết thúc, trở về với làng quê, với liềm đam mê với tiếng hát ông hòa mình hát cùng các liên anh, liền chị quan họ ở hội, hát ở đình, hát giao duyên… Với tình yêu quan họ, Ông tự mình nghiên cứu, sưu tầm và rèn luyện hát các làn điệu quan họ, đúng là quan họ chọn người nghệ sĩ, quan họ đã chọn ông để có tiếng hát vang, rền, nền, nảy với từng thanh âm của các làn điệu quan họ cổ. Ông khẳng định: “Chừng nào trái tim tôi còn đập, miệng vẫn còn nói được thì tôi vẫn còn hát Quan họ, đó là điều chắc chắn...”.
Người nghệ nhân cống hiến cho di sản văn hóa dân ca Quan họ
Với tình yêu quan họ, nghệ nhân Phú Hiệp không chỉ hát, biểu diễn trên nhiều diễn đàn trong nước, quốc tế, để tiếng hát ngot ngào, sâu lắng, đượm tình được lan tỏa từ quê hương Bắc Giang tới tận miền Nam nước Pháp.
Tự học, tự rèn luyện để tìm một lối hát, cách diễn riêng, người nghệ nhân đã tự mình nghiên cứu và sưu tầm các tài liệu, các cựu nghệ nhân Quan họ có tiếng để học hỏi và tích lũy thêm kinh nghiệm. Để rồi, Nghệ nhân đã tìm được lối hát cổ không cần sự hỗ trợ của nhạc cụ dân tộc nào (quan họ gọi đó là hát chay). Từ đây, tiếng hát của ông ngày một vang, một rền, thiết tha, sâu lặng chiếm trọn trái tim của người nghe. Để để những thanh âm quan họ được vang xa, năm 1984, nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Phú Hiệp đã thành lập Câu lạc bộ Quan họ Thổ Hà với hơn 30 thành viên. Với vai trò làm chủ nhiệm câu lạc bộ, để duy trì Câu lạc bộ, ông Hiệp đã cùng các thành viên nảy ra ý tưởng mời đoàn làm phim về làng trình chiếu vừa để thu hút người xem và nghe câu quan họ do câu lạc bộ biểu diễn. Trải qua hơn 30 năm, câu lạc bộ quan họ Thổ Hà đã thu hút hang tram thành viên ở mọi lứa tuổi, thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt và truyền dạy cho các thành viên về cách “chơi” quan họ của các liền anh, liền chị xưa kia, cách tổ chức buổi hát canh theo lối cổ. Trong các dịp lễ hội, Câu lạc bộ luôn tổ chức các canh hát theo lề lối cổ và các canh hát thuyền trên song Cầu phục vụ Nhân dân và du khách thập phương xa gần.
Tiếng hát vang xa, năm 2012, ông được chọn là một trong những đại diện di sản Quan họ Bắc sông Cầu của Việt Nam đi biểu diễn nhân kỷ niệm 66 năm thành lập Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hợp Quốc (UNESCO) tổ chức tại Paris (Pháp).
Ông Hiệp kể rằng, đây là lần đầu tiên được đi và được biểu diễn ở nước ngoài, sau buổi diễn tại trụ sở UNESCO ở PARIS, đoàn quan họ Bắc song Cầu còn được bà con kiều bào ở Lyon (cách Paris 500km) mời về biểu diễn. Tại Lyon, đoàn đã có một buổi diễn giao lưu với bà con, mang tới họ những làn điệu dân ca Kinh Bắc để phần nào vơi đi nỗi nhớ nhà, Ông chia sẻ: “Lúc kết màn rồi khán giả vỗ tay xong chúng tôi đi vào trong nhưng sau đó lại nghe thêm một tràng vỗ tay nồng hậu nữa chúng tôi ra tiếp, cứ thế năm lần như cổ vũ đoàn hát thêm nữa nhưng vì thời gian không cho phép nên đành ngậm ngùi xin lỗi bà con kiều bào”. Chuyến lưu diễn của anh tại Pháp đã góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp của dân ca Quan họ cổ đến với không chỉ bạn bè quốc tế mà còn cộng đồng người Việt tại Pháp.
Với tài năng và những đóng góp của mình cho dân ca Quan họ, năm 2015, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú”. Năm 2022, một lần nữa ông vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, là danh hiệu cao quý cho nghệ nhân và được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng danh hiệu “Công dân Bắc Giang ưu tú” vào năm 2023. Tháng 5/2024, tư liệu của Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Phú Hiệp được trưng bày tại triển lãm các chuyên đề phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024 tại bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội).