Nghệ nhân Kim Bồng trổ tài ở làng mộc hơn 400 năm tuổi

Hàng nghìn người dân, du khách thích thú theo dõi các nghệ nhân điêu khắc trên những khối gỗ, gốc tre để tạo ra nhiều hình thù độc đáo tại làng mộc Kim Bồng (TP Hội An, Quảng Nam).

 Sáng 2/2, tại xã Cẩm Kim, TP Hội An, Quảng Nam, tổ chức ngày hội làng nghề truyền thồng mộc Kim Bồng. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân và du khách đến tham quan, theo dõi việc trổ tài điêu khắc của các nghệ nhân.

Sáng 2/2, tại xã Cẩm Kim, TP Hội An, Quảng Nam, tổ chức ngày hội làng nghề truyền thồng mộc Kim Bồng. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân và du khách đến tham quan, theo dõi việc trổ tài điêu khắc của các nghệ nhân.

 Làng mộc Kim Bồng bắt đầu từ thế kỷ XVI, đến nay với hơn 400 năm tuổi, nơi này trở thành điểm tham quan và cung cấp những sản phẩm mỹ nghệ gỗ cho du khách. Những họa tiết, hoa văn được chạm trổ lên mỗi sản phẩm phản ánh nét văn hóa đặc trưng của Hội An.

Làng mộc Kim Bồng bắt đầu từ thế kỷ XVI, đến nay với hơn 400 năm tuổi, nơi này trở thành điểm tham quan và cung cấp những sản phẩm mỹ nghệ gỗ cho du khách. Những họa tiết, hoa văn được chạm trổ lên mỗi sản phẩm phản ánh nét văn hóa đặc trưng của Hội An.

 Đang điêu khắc tác phẩm tứ linh Long - Lân - Quy - Phụng, Đặng Huy Hoàng (bên phải) cho biết anh làm việc tại xưởng mộc của nghệ nhân Huỳnh Sướng. Việc điêu khắc được thực hiện trên gỗ dỗi hương dài khoảng 4 m, cao 2 m và làm trong vòng 2 tháng mới có thể hoàn thiện sản phẩm.

Đang điêu khắc tác phẩm tứ linh Long - Lân - Quy - Phụng, Đặng Huy Hoàng (bên phải) cho biết anh làm việc tại xưởng mộc của nghệ nhân Huỳnh Sướng. Việc điêu khắc được thực hiện trên gỗ dỗi hương dài khoảng 4 m, cao 2 m và làm trong vòng 2 tháng mới có thể hoàn thiện sản phẩm.

 Huỳnh Phương Đỏ (50 tuổi) cho biết ông đã theo nghề mộc hơn 30 năm, riêng việc điêu khắc trên gốc tre ông thực hiện hơn 23 năm. "Những gốc tre được tôi đi nhặt nhạnh ở xóm làng. Việc này hoàn toàn bảo vệ môi trường chứ không chạm khắc trên tre tươi. Để khắc trên tre, tôi lấy gốc về sau đó ngâm trong bùn 9 tháng cho tre mềm, phơi 10 nắng để không còn mùi hôi và chắc hơn", ông Đỏ nói.

Huỳnh Phương Đỏ (50 tuổi) cho biết ông đã theo nghề mộc hơn 30 năm, riêng việc điêu khắc trên gốc tre ông thực hiện hơn 23 năm. "Những gốc tre được tôi đi nhặt nhạnh ở xóm làng. Việc này hoàn toàn bảo vệ môi trường chứ không chạm khắc trên tre tươi. Để khắc trên tre, tôi lấy gốc về sau đó ngâm trong bùn 9 tháng cho tre mềm, phơi 10 nắng để không còn mùi hôi và chắc hơn", ông Đỏ nói.

 Tại làng mộc Kim Bồng, không chỉ có việc điêu khắc trên gỗ, tre, các nghệ nhân còn thực hiện việc đang thuyền, thúng và nhiều vật dụng sinh hoạt như rổ...

Tại làng mộc Kim Bồng, không chỉ có việc điêu khắc trên gỗ, tre, các nghệ nhân còn thực hiện việc đang thuyền, thúng và nhiều vật dụng sinh hoạt như rổ...

 Nhóm hướng đạo sinh từ New Caledonia thích thú quan sát việc điêu khắc trên khối gỗ tại buổi tham quan.

Nhóm hướng đạo sinh từ New Caledonia thích thú quan sát việc điêu khắc trên khối gỗ tại buổi tham quan.

 Du khách thích thú lưu lại hình ảnh điêu khắc trên gỗ ở Kim Bồng.

Du khách thích thú lưu lại hình ảnh điêu khắc trên gỗ ở Kim Bồng.

 Nhiều trò chơi dân gian được tổ chức tại ngày hội.

Nhiều trò chơi dân gian được tổ chức tại ngày hội.

 Tại Kim Bồng, người dân cũng hướng dẫn cho du khách cách dệt chiếu và giới thiệu từng công đoạn, quy trình để tạo nên chiếc chiếu.

Tại Kim Bồng, người dân cũng hướng dẫn cho du khách cách dệt chiếu và giới thiệu từng công đoạn, quy trình để tạo nên chiếc chiếu.

Thanh Đức

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nghe-nhan-kim-bong-tro-tai-o-lang-moc-hon-400-nam-tuoi-post1398280.html