Nghệ nhân trẻ 'phù phép' đất sét thành 'Long Mã hà đồ'

Với sự sáng tạo, đam mê, nhiệt huyết với nghề gốm, nghệ nhân trẻ Trần Anh Tú, sinh năm 1995 (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) đã 'thổi hồn' vào đất sét Bát Tràng để nhào nặn thành những biểu tượng rồng cho năm mới Giáp Thìn.

Trần Anh Tú là một nghệ nhân trẻ tại làng gốm Bát Tràng. Với niềm say mê văn hóa cổ, nhiều năm qua, anh đã miệt mài sáng tạo nên nhiều tác phẩm độc đáo. Dịp Tết Giáp Thìn năm nay, anh Tú đã cho ra mắt sản phẩm gốm “Long mã cõng hà đồ”.

Trần Anh Tú là một nghệ nhân trẻ tại làng gốm Bát Tràng. Với niềm say mê văn hóa cổ, nhiều năm qua, anh đã miệt mài sáng tạo nên nhiều tác phẩm độc đáo. Dịp Tết Giáp Thìn năm nay, anh Tú đã cho ra mắt sản phẩm gốm “Long mã cõng hà đồ”.

Anh Tú cho biết, mẫu Long mã cõng hà đồ được lấy nguyên mẫu từ hình tượng Long mã tại Hoàng Thành và lăng tẩm các vua triều Nguyễn tại Huế.

Anh Tú cho biết, mẫu Long mã cõng hà đồ được lấy nguyên mẫu từ hình tượng Long mã tại Hoàng Thành và lăng tẩm các vua triều Nguyễn tại Huế.

“10 năm trở lại đây, mỗi năm chúng tôi tạo ra một linh vật với chất liệu gốm, tượng trưng cho con giáp năm đó để phục vụ đời sống văn hóa và tái tạo những linh vật trong đời sống của người việt”, anh Tú nói.

“10 năm trở lại đây, mỗi năm chúng tôi tạo ra một linh vật với chất liệu gốm, tượng trưng cho con giáp năm đó để phục vụ đời sống văn hóa và tái tạo những linh vật trong đời sống của người việt”, anh Tú nói.

Tác phẩm “Long mã hà đồ”, là sự kết hợp giữa tinh thần của con rồng và thần thái của con ngựa, biểu tượng cho trí tuệ, sức mạnh trong năm mới để mong muốn điều cát tường, tốt lành đối với đất nước cũng như con người của làng nghề, nhằm đem đến sự phát triển phồn thịnh.

Tác phẩm “Long mã hà đồ”, là sự kết hợp giữa tinh thần của con rồng và thần thái của con ngựa, biểu tượng cho trí tuệ, sức mạnh trong năm mới để mong muốn điều cát tường, tốt lành đối với đất nước cũng như con người của làng nghề, nhằm đem đến sự phát triển phồn thịnh.

Anh Tú cho biết thêm, Long mã tượng trưng cho sự uy nghi hùng dũng, sự tiến hóa vạn vật, biểu hiện của một vũ trụ vận động không ngừng. Trong nghệ thuật trang trí, hình ảnh long mã luôn gắn liền ước vọng về một thế giới an lạc, thái bình và thịnh vượng.

Anh Tú cho biết thêm, Long mã tượng trưng cho sự uy nghi hùng dũng, sự tiến hóa vạn vật, biểu hiện của một vũ trụ vận động không ngừng. Trong nghệ thuật trang trí, hình ảnh long mã luôn gắn liền ước vọng về một thế giới an lạc, thái bình và thịnh vượng.

Quá trình tạo nên một sản phẩm gốm phải tuân thủ các bước hết sức chặt chẽ. Theo đó, đất sét sau khi được nhào nặn bằng máy sẽ được bơm đầy các khuôn được làm từ trước. Mất từ 6-7 giờ, đất sét trong khuôn mới có thể khô và hình thành sản phẩm thô. Sản phẩm phải phơi khô trong vài giờ để đạt độ cứng nhất định.

Quá trình tạo nên một sản phẩm gốm phải tuân thủ các bước hết sức chặt chẽ. Theo đó, đất sét sau khi được nhào nặn bằng máy sẽ được bơm đầy các khuôn được làm từ trước. Mất từ 6-7 giờ, đất sét trong khuôn mới có thể khô và hình thành sản phẩm thô. Sản phẩm phải phơi khô trong vài giờ để đạt độ cứng nhất định.

Với bàn tay tài hoa, sự khéo léo, tỉ mỉ, các nghệ nhân hoàn thiện, gắn các chi tiết rời lên thân của Long mã cõng hà đồ.

Với bàn tay tài hoa, sự khéo léo, tỉ mỉ, các nghệ nhân hoàn thiện, gắn các chi tiết rời lên thân của Long mã cõng hà đồ.

“Tôi chọn khối hình thang khỏe khoắn, tạo sự mới lạ cho sản phẩm của mình. Màu men chọn là màu men xanh ngọc, tạo cảm giác nhẹ nhàng, sang trọng. Lớp men được nghiên cứu và phối trộn kỹ lưỡng từ trước để bảo đảm sản phẩm sau khi nung sẽ cho ra màu sắc như ý muốn của nghệ nhân”, anh Tú cho hay.

“Tôi chọn khối hình thang khỏe khoắn, tạo sự mới lạ cho sản phẩm của mình. Màu men chọn là màu men xanh ngọc, tạo cảm giác nhẹ nhàng, sang trọng. Lớp men được nghiên cứu và phối trộn kỹ lưỡng từ trước để bảo đảm sản phẩm sau khi nung sẽ cho ra màu sắc như ý muốn của nghệ nhân”, anh Tú cho hay.

Nghệ nhân Trần Anh Tú ngay từ nhỏ đã được sống cùng dòng chảy của gốm sứ và tiếp nối truyền thống gia đình nhưng bằng con đường khác biệt.

Nghệ nhân Trần Anh Tú ngay từ nhỏ đã được sống cùng dòng chảy của gốm sứ và tiếp nối truyền thống gia đình nhưng bằng con đường khác biệt.

Là nghệ nhân trẻ, nghệ nhân Tú có cách học tập và cách nhìn nhận khác biệt so với thế hệ đi trước. Anh chia sẻ, dù đã làm hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm nhưng cứ mỗi lần mở cánh cửa lò nung là một lần hồi hộp, nóng lòng.

Là nghệ nhân trẻ, nghệ nhân Tú có cách học tập và cách nhìn nhận khác biệt so với thế hệ đi trước. Anh chia sẻ, dù đã làm hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm nhưng cứ mỗi lần mở cánh cửa lò nung là một lần hồi hộp, nóng lòng.

Quanh khu vực làm việc của Tú, la liệt những mẫu men làm thử, la liệt sách vở về mỹ thuật dân gian. Theo Tú, nếu chỉ khai thác rồi đưa những hình tượng, họa tiết trong mỹ thuật dân gian vào gốm thì mới khai thác được "hình hài", điều quan trọng nhất là phải thẩm thấu để mình có câu chuyện riêng trong mỗi tác phẩm.

Quanh khu vực làm việc của Tú, la liệt những mẫu men làm thử, la liệt sách vở về mỹ thuật dân gian. Theo Tú, nếu chỉ khai thác rồi đưa những hình tượng, họa tiết trong mỹ thuật dân gian vào gốm thì mới khai thác được "hình hài", điều quan trọng nhất là phải thẩm thấu để mình có câu chuyện riêng trong mỗi tác phẩm.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề gốm với bố mẹ đều là nghệ nhân kỳ cựu của làng gốm Bát Tràng, nghệ nhân Trần Anh Tú sớm được tiếp xúc với gốm từ khi còn bé. Tuy vậy, bản thân anh không hướng mình thành nghệ nhân như bố mẹ mà mong muốn trở thành một nghệ sĩ sáng tạo - tạo ra những sản phẩm có nét cá tính riêng, không gò bó theo bất cứ khuôn mẫu nào.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề gốm với bố mẹ đều là nghệ nhân kỳ cựu của làng gốm Bát Tràng, nghệ nhân Trần Anh Tú sớm được tiếp xúc với gốm từ khi còn bé. Tuy vậy, bản thân anh không hướng mình thành nghệ nhân như bố mẹ mà mong muốn trở thành một nghệ sĩ sáng tạo - tạo ra những sản phẩm có nét cá tính riêng, không gò bó theo bất cứ khuôn mẫu nào.

“Tôi sẽ nỗ lực hơn trong việc kết nối truyền thống gia đình. Tôi may mắn được sinh ra trong gia đình làng nghề hàng nghìn năm tuổi và được sinh ra trong gia đình có nhiều đời làm gốm, đây là sự may mắn. Tôi luôn tự hào về truyền thống của gia đình và quyết tâm bảo tồn, sáng tạo và đưa nghề gốm phát triển hơn nữa trong tương lai”, nghệ nhân Trần Anh Tú chia sẻ.

“Tôi sẽ nỗ lực hơn trong việc kết nối truyền thống gia đình. Tôi may mắn được sinh ra trong gia đình làng nghề hàng nghìn năm tuổi và được sinh ra trong gia đình có nhiều đời làm gốm, đây là sự may mắn. Tôi luôn tự hào về truyền thống của gia đình và quyết tâm bảo tồn, sáng tạo và đưa nghề gốm phát triển hơn nữa trong tương lai”, nghệ nhân Trần Anh Tú chia sẻ.

Chung Thủy/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/nghe-nhan-tre-phu-phep-dat-set-thanh-long-ma-ha-do-post1076160.vov