Nghi lễ độc đáo chỉ diễn ra mỗi dịp cận Tết Nguyên đán

Lễ Thướng tiêu (dựng cây nêu) là nét văn hóa cổ truyền mang hơi thở cung đình diễn ra mỗi năm một lần trong Đại nội - Hoàng cung Huế, qua đó báo hiệu ngày Tết Nguyên đán đã đến.

VIDEO: Độc đáo nghi lễ Thướng tiêu tái hiện trong Hoàng cung Huế.

Ngày 22/1 (23 tháng Chạp âm lịch), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức nghi lễ Thướng tiêu (dựng nêu) tại Triệu miếu, Thế miếu thuộc di tích Đại nội Huế, nhằm tái hiện nghi lễ xưa của triều đình nhà Nguyễn vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Ngày 22/1 (23 tháng Chạp âm lịch), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức nghi lễ Thướng tiêu (dựng nêu) tại Triệu miếu, Thế miếu thuộc di tích Đại nội Huế, nhằm tái hiện nghi lễ xưa của triều đình nhà Nguyễn vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Việc tái hiện nghi lễ độc đáo xưa của triều Nguyễn nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa, du lịch mừng Xuân Ất Tỵ 2025 của Trung tâm BTDTCĐ Huế.

Việc tái hiện nghi lễ độc đáo xưa của triều Nguyễn nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa, du lịch mừng Xuân Ất Tỵ 2025 của Trung tâm BTDTCĐ Huế.

Đây không chỉ là nghi lễ mang đậm dấu ấn cung đình mà còn phản ánh những giá trị văn hóa sâu sắc của dân tộc Việt Nam.

Đây không chỉ là nghi lễ mang đậm dấu ấn cung đình mà còn phản ánh những giá trị văn hóa sâu sắc của dân tộc Việt Nam.

Theo các tài liệu nghiên cứu, trong đời sống cung đình xưa, lễ Thướng tiêu (tức lễ “lên nêu”) được tổ chức nhằm đánh dấu, báo hiệu ngày Tết đã tới. Chữ Tiêu trong Thướng tiêu có nghĩa là ngọn cây nơi cao nhất dễ nhìn thấy.

Theo các tài liệu nghiên cứu, trong đời sống cung đình xưa, lễ Thướng tiêu (tức lễ “lên nêu”) được tổ chức nhằm đánh dấu, báo hiệu ngày Tết đã tới. Chữ Tiêu trong Thướng tiêu có nghĩa là ngọn cây nơi cao nhất dễ nhìn thấy.

Vào thời Nguyễn, lễ dựng nêu được tổ chức bài bản. Ngoài phướn đỏ, trên ngọn nêu còn treo ấn tín, đoản kiếm, bút lông biểu trưng cho việc phong ấn - báo hiệu triều đình nghỉ ngơi khi Tết đến.

Vào thời Nguyễn, lễ dựng nêu được tổ chức bài bản. Ngoài phướn đỏ, trên ngọn nêu còn treo ấn tín, đoản kiếm, bút lông biểu trưng cho việc phong ấn - báo hiệu triều đình nghỉ ngơi khi Tết đến.

Người xưa còn quan niệm rằng cây nêu có thể xua đuổi tà ma, bảo vệ cuộc sống bình yên cho hoàng cung và nhân dân. Đối với triều đình nhà Nguyễn, việc dựng nêu còn thể hiện quyền uy của bậc đế vương, đồng thời là biểu tượng của sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.

Người xưa còn quan niệm rằng cây nêu có thể xua đuổi tà ma, bảo vệ cuộc sống bình yên cho hoàng cung và nhân dân. Đối với triều đình nhà Nguyễn, việc dựng nêu còn thể hiện quyền uy của bậc đế vương, đồng thời là biểu tượng của sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.

Đây không chỉ là một nghi thức báo hiệu năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến mà còn mang ý nghĩa thiêng liêng trong tín ngưỡng dân gian.

Đây không chỉ là một nghi thức báo hiệu năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến mà còn mang ý nghĩa thiêng liêng trong tín ngưỡng dân gian.

Năm nay, nghi thức rước cây nêu trong Hoàng cung Huế được tổ chức trang trọng, với 10 người mang sắc phục lính cổ xưa vác cây nêu bằng tre già dài gần 20 mét.

Năm nay, nghi thức rước cây nêu trong Hoàng cung Huế được tổ chức trang trọng, với 10 người mang sắc phục lính cổ xưa vác cây nêu bằng tre già dài gần 20 mét.

Đội rước cây nêu khởi hành trong âm thanh của âm nhạc cung đình tiến vào Hoàng cung, đến Triệu Tổ miếu.

Đội rước cây nêu khởi hành trong âm thanh của âm nhạc cung đình tiến vào Hoàng cung, đến Triệu Tổ miếu.

Sau đó là nghi thức dựng nêu, gồm lễ bái, nghinh thần, khánh hạ được cử hành trong âm thanh trang nghiêm của nhã nhạc cung đình.

Sau đó là nghi thức dựng nêu, gồm lễ bái, nghinh thần, khánh hạ được cử hành trong âm thanh trang nghiêm của nhã nhạc cung đình.

Tiếp đó, các lính vác nêu tiến hành dựng nêu lên, báo hiệu ngày Tết đã đến trong Hoàng cung, toàn dân theo đó cũng đồng loạt dựng nêu và bắt đầu đón Tết. .

Tiếp đó, các lính vác nêu tiến hành dựng nêu lên, báo hiệu ngày Tết đã đến trong Hoàng cung, toàn dân theo đó cũng đồng loạt dựng nêu và bắt đầu đón Tết. .

Trên cơ sở chất liệu cung đình, ngày nay, Trung tâm BTDTCĐ Huế phục dựng lễ Thướng tiêu trong Đại nội Huế vào mỗi dịp Tết nhằm tái hiện lại nét đẹp văn hóa cung đình, thu hút đông đảo người dân và du khách cùng trải nghiệm, khám phá những nét xưa độc đáo, tạo không khí trang nghiêm và ấm cúng. Nghi lễ cũng giúp thế hệ trẻ hiểu thêm về phong tục cổ truyền của dân tộc.

Trên cơ sở chất liệu cung đình, ngày nay, Trung tâm BTDTCĐ Huế phục dựng lễ Thướng tiêu trong Đại nội Huế vào mỗi dịp Tết nhằm tái hiện lại nét đẹp văn hóa cung đình, thu hút đông đảo người dân và du khách cùng trải nghiệm, khám phá những nét xưa độc đáo, tạo không khí trang nghiêm và ấm cúng. Nghi lễ cũng giúp thế hệ trẻ hiểu thêm về phong tục cổ truyền của dân tộc.

Việc bảo tồn và phát huy nghi lễ Thướng tiêu vừa góp phần gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể, đồng thời tạo cho Cố đô Huế trở thành điểm đến hấp dẫn trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Qua đó, truyền thống tốt đẹp của dân tộc tiếp tục được kế thừa và phát huy trong đời sống hiện đại.

Việc bảo tồn và phát huy nghi lễ Thướng tiêu vừa góp phần gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể, đồng thời tạo cho Cố đô Huế trở thành điểm đến hấp dẫn trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Qua đó, truyền thống tốt đẹp của dân tộc tiếp tục được kế thừa và phát huy trong đời sống hiện đại.

Ngọc Văn - Thế Nghĩa

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/nghi-le-doc-dao-chi-dien-ra-moi-dip-can-tet-nguyen-dan-post1711587.tpo