Người dân TPHCM đổ đến xem đua ghe ngo trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè

Sáng 10-11, đông người dân tại TPHCM và các tỉnh thành lân cận tập trung tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè để xem buổi tranh tài đua ghe ngo tại Lễ hội đua ghe ngo quận 3 mở rộng lần thứ 2.

Với chủ đề "Đất nước trọn niềm vui", lễ hội không chỉ là một cuộc đua thể thao mà còn là dịp để lan tỏa rộng rãi văn hóa của cộng đồng người Khmer ở Việt Nam.

12 đội tranh tài đua ghe ngo trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sáng ngày 10-11. Ảnh: Ngọc Khuyến

12 đội tranh tài đua ghe ngo trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sáng ngày 10-11. Ảnh: Ngọc Khuyến

Lễ hội đua ghe ngo diễn ra từ 6:00 đến 12:00 giờ ngày 10-11 trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đoạn từ cầu Công lý đến Cầu Lê Văn Sỹ, quận 3). Các đội dự thi đến từ TPHCM và các tỉnh thành phía Nam như Bình Dương, Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng… Ảnh: Ngọc Khuyến

Lễ hội đua ghe ngo diễn ra từ 6:00 đến 12:00 giờ ngày 10-11 trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đoạn từ cầu Công lý đến Cầu Lê Văn Sỹ, quận 3). Các đội dự thi đến từ TPHCM và các tỉnh thành phía Nam như Bình Dương, Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng… Ảnh: Ngọc Khuyến

Giải đấu chia làm các vòng, mỗi vòng có 2 đội tranh tài. Mỗi đội có khoảng 13-15 vận động viên tham gia. Ảnh: Ngọc Khuyến

Giải đấu chia làm các vòng, mỗi vòng có 2 đội tranh tài. Mỗi đội có khoảng 13-15 vận động viên tham gia. Ảnh: Ngọc Khuyến

Đây là lần thứ hai TPHCM chức đua ghe ngo trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Ảnh: Ngọc Khuyến

Đây là lần thứ hai TPHCM chức đua ghe ngo trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Ảnh: Ngọc Khuyến

Anh Danh Thảo, vận động viên đội Pitu Khôsa Răng Sây đến từ Cần Thơ, chia sẻ "Đường đua trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè thật sự là một thử thách đối với các đội thi khi có nhiều khúc ngoằn ngoèo. Vì vậy các vận động viên phải thật sự khéo léo và ăn ý với nhau". Ảnh: Ngọc Khuyến

Anh Danh Thảo, vận động viên đội Pitu Khôsa Răng Sây đến từ Cần Thơ, chia sẻ "Đường đua trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè thật sự là một thử thách đối với các đội thi khi có nhiều khúc ngoằn ngoèo. Vì vậy các vận động viên phải thật sự khéo léo và ăn ý với nhau". Ảnh: Ngọc Khuyến

Người dân đứng đông hai bên bờ Trường Sa và Hoàng Sa cổ vũ cho các đội thi. Ảnh: Ngọc Khuyến

Người dân đứng đông hai bên bờ Trường Sa và Hoàng Sa cổ vũ cho các đội thi. Ảnh: Ngọc Khuyến

Lễ hội đua ghe ngo thu hút đông đảo người dân TPHCM đến xem. Ảnh: Ngọc Khuyến

Lễ hội đua ghe ngo thu hút đông đảo người dân TPHCM đến xem. Ảnh: Ngọc Khuyến

Chị Cẩm Hoài ngụ quận 1, TPHCM cho biết "Thật bất ngờ khi ở TPHCM có thể được xem đua ghe ngo, đây là một trải nghiệm mới lạ và thú vị. Tôi chưa bao giờ xem đua ghe ngo trước đây, nên cảm giác rất háo hức". Ảnh: Ngọc Khuyến

Chị Cẩm Hoài ngụ quận 1, TPHCM cho biết "Thật bất ngờ khi ở TPHCM có thể được xem đua ghe ngo, đây là một trải nghiệm mới lạ và thú vị. Tôi chưa bao giờ xem đua ghe ngo trước đây, nên cảm giác rất háo hức". Ảnh: Ngọc Khuyến

Dù là lần đầu tiên tham gia giải đua ghe ngo tại TPHCM, vận động viên Kim Sà Phươl của đội Cần Đước (Sóc Trăng), vẫn thể hiện quyết tâm cao. Anh chia sẻ “Chúng tôi đã không có nhiều thời gian tập luyện, nhưng với kinh nghiệm từ các giải đấu địa phương, chúng tôi quyết tâm hết mình. Đường đua ngắn nên chúng tôi sẽ dồn toàn lực cho những mét cuối cùng". Ảnh: Ngọc Khuyến

Dù là lần đầu tiên tham gia giải đua ghe ngo tại TPHCM, vận động viên Kim Sà Phươl của đội Cần Đước (Sóc Trăng), vẫn thể hiện quyết tâm cao. Anh chia sẻ “Chúng tôi đã không có nhiều thời gian tập luyện, nhưng với kinh nghiệm từ các giải đấu địa phương, chúng tôi quyết tâm hết mình. Đường đua ngắn nên chúng tôi sẽ dồn toàn lực cho những mét cuối cùng". Ảnh: Ngọc Khuyến

Đại diện Ban tổ chức Lễ hội đua ghe ngo quận 3 mở rộng lần thứ 2 cho hay mặc dù quy mô khiêm tốn, lễ hội đua ghe ngo mong muốn mang đến một không gian văn hóa đặc sắc, giúp người dân và du khách trải nghiệm trọn vẹn nét đẹp truyền thống của đồng bào Khmer. Sự kiện này không chỉ chào mừng Lễ hội Ok Om Bok mà còn góp phần kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18-11-1930 - 18-11-2024) và Ngày Hội Đại đoàn kết dân tộc, Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23-11.

Đại diện Ban tổ chức Lễ hội đua ghe ngo quận 3 mở rộng lần thứ 2 cho hay mặc dù quy mô khiêm tốn, lễ hội đua ghe ngo mong muốn mang đến một không gian văn hóa đặc sắc, giúp người dân và du khách trải nghiệm trọn vẹn nét đẹp truyền thống của đồng bào Khmer. Sự kiện này không chỉ chào mừng Lễ hội Ok Om Bok mà còn góp phần kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18-11-1930 - 18-11-2024) và Ngày Hội Đại đoàn kết dân tộc, Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23-11.

Kết quả chung cuộc, đội Siriavansa Thứ Ba (An Biên, Kiên Giang) đoạt giải nhất; đội Khlang Mương (Châu Thành, Kiên Giang) giải nhì; đội Pitu khôsa răng sây (TP Cần Thơ) đoạt giải ba. Ảnh: Ngọc Khuyến

Kết quả chung cuộc, đội Siriavansa Thứ Ba (An Biên, Kiên Giang) đoạt giải nhất; đội Khlang Mương (Châu Thành, Kiên Giang) giải nhì; đội Pitu khôsa răng sây (TP Cần Thơ) đoạt giải ba. Ảnh: Ngọc Khuyến

Ngọc Khuyến

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://sgtt.thesaigontimes.vn/nguoi-dan-tphcm-do-den-xem-dua-ghe-ngo-tren-kenh-nhieu-loc-thi-nghe/