Người khai sinh áo dài truyền thống Việt Nam

Sau phát động Tuần lễ áo dài cộng đồng Huế 2024, ngày 25/6 tại lăng Trường Thái diễn ra lễ dâng hương, diễu hành tri ân chúa Nguyễn Phúc Khoát - người khai sinh áo dài truyền thống và hoàng đế Minh Mạng - người đưa áo dài trở thành quốc phục.

Lễ dâng hương, lễ rước do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) Thừa Thiên-Huế, Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam, cùng Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức. Ảnh: B.Minh.

Lễ dâng hương, lễ rước do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) Thừa Thiên-Huế, Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam, cùng Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức. Ảnh: B.Minh.

Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Festival Huế 2024 và nằm trong khuôn khổ các hoạt động Lễ hội mùa Hạ, thuộc Festival Huế 4 mùa. Ảnh: B.Minh.

Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Festival Huế 2024 và nằm trong khuôn khổ các hoạt động Lễ hội mùa Hạ, thuộc Festival Huế 4 mùa. Ảnh: B.Minh.

Lễ dâng hương tại lăng Trường Thái (lăng mộ Võ vương Nguyễn Phúc Khoát). Ảnh: B.Minh.

Lễ dâng hương tại lăng Trường Thái (lăng mộ Võ vương Nguyễn Phúc Khoát). Ảnh: B.Minh.

Cùng ngày là lễ diễu hành, dâng hương, hoa tại Triệu Tổ miếu, Thế Tổ miếu (Đại nội Huế). Ảnh: B.Minh.

Cùng ngày là lễ diễu hành, dâng hương, hoa tại Triệu Tổ miếu, Thế Tổ miếu (Đại nội Huế). Ảnh: B.Minh.

Theo tiến sĩ Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên-Huế, Võ vương Nguyễn Phúc Khoát và vua Minh Mạng đã có công lao rất lớn trong việc đề xuất chủ trương và thực thi cải tổ triều phục, cải cách trang phục ở vùng đất Đàng Trong và toàn bộ nước Đại Nam trong lịch sử. Nếu như Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát có công khai sinh ra chiếc áo dài, vua Minh Mạng là người đưa chiếc áo dài trở thành trang phục sử dụng phổ biến từ Bắc đến Nam, trong đó Huế giữ vị thế là “kinh đô áo dài”. Ảnh: B.Minh.

Theo tiến sĩ Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên-Huế, Võ vương Nguyễn Phúc Khoát và vua Minh Mạng đã có công lao rất lớn trong việc đề xuất chủ trương và thực thi cải tổ triều phục, cải cách trang phục ở vùng đất Đàng Trong và toàn bộ nước Đại Nam trong lịch sử. Nếu như Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát có công khai sinh ra chiếc áo dài, vua Minh Mạng là người đưa chiếc áo dài trở thành trang phục sử dụng phổ biến từ Bắc đến Nam, trong đó Huế giữ vị thế là “kinh đô áo dài”. Ảnh: B.Minh.

Tiến sĩ Phan Thanh Hải cho rằng vấn đề cải cách trang phục dưới thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát và vua Minh Mạng không chỉ dừng lại ở hình thức, mà còn phản ánh tinh thần thống nhất, tự chủ về văn hóa. Từ đó, áo dài đã trở thành trang phục chính thức của mọi tầng lớp trong xã hội, mang đậm bản sắc văn hóa và chính thức trở thành quốc phục dân tộc Việt Nam. Ảnh: B.Minh.

Tiến sĩ Phan Thanh Hải cho rằng vấn đề cải cách trang phục dưới thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát và vua Minh Mạng không chỉ dừng lại ở hình thức, mà còn phản ánh tinh thần thống nhất, tự chủ về văn hóa. Từ đó, áo dài đã trở thành trang phục chính thức của mọi tầng lớp trong xã hội, mang đậm bản sắc văn hóa và chính thức trở thành quốc phục dân tộc Việt Nam. Ảnh: B.Minh.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, chiếc áo dài vẫn luôn được coi là trang phục truyền thống không thể thiếu của mỗi người dân xứ Huế từ xưa cho đến nay.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, chiếc áo dài vẫn luôn được coi là trang phục truyền thống không thể thiếu của mỗi người dân xứ Huế từ xưa cho đến nay.

Áo dài còn thể hiện những giá trị đặc sắc về đạo đức, thẩm mỹ, là một di sản văn hóa sống động, sản phẩm du lịch độc đáo của vùng đất Cố đô Huế cần được bảo vệ và phát huy giá trị trong bối cảnh đương đại. Ảnh: B.Minh.

Áo dài còn thể hiện những giá trị đặc sắc về đạo đức, thẩm mỹ, là một di sản văn hóa sống động, sản phẩm du lịch độc đáo của vùng đất Cố đô Huế cần được bảo vệ và phát huy giá trị trong bối cảnh đương đại. Ảnh: B.Minh.

Đây cũng là lý do Huế đầu tư nghiên cứu để khôi phục lại vị thế và thương hiệu “Kinh đô áo dài” của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh tỉnh nỗ lực triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị để xây dựng và phát triển Thừa Thiên-Huế trở thành một đô thị di sản đặc thù - thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, văn hóa truyền thống. Ảnh: B.Minh.

Đây cũng là lý do Huế đầu tư nghiên cứu để khôi phục lại vị thế và thương hiệu “Kinh đô áo dài” của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh tỉnh nỗ lực triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị để xây dựng và phát triển Thừa Thiên-Huế trở thành một đô thị di sản đặc thù - thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, văn hóa truyền thống. Ảnh: B.Minh.

Trong Tuần lễ áo dài cộng đồng Huế 2024 (diễn ra đến ngày 30/6) còn có triển lãm ảnh Áo dài đương đại 3 miền hội tụ tại đình làng Kim Long (TP. Huế), chương trình cộng đồng Áo dài Việt Nam với Hanbok Hàn Quốc tại di tích Nghinh Lương đình, chương trình Vũ điệu Áo dài tại công viên Thương Bạc, diễu hành Áo dài trên đường quê, Dân vũ và áo dài, chương trình nghệ thuật Áo dài chợ quê, Áo dài và tem thư. Ảnh: B.Minh.

Trong Tuần lễ áo dài cộng đồng Huế 2024 (diễn ra đến ngày 30/6) còn có triển lãm ảnh Áo dài đương đại 3 miền hội tụ tại đình làng Kim Long (TP. Huế), chương trình cộng đồng Áo dài Việt Nam với Hanbok Hàn Quốc tại di tích Nghinh Lương đình, chương trình Vũ điệu Áo dài tại công viên Thương Bạc, diễu hành Áo dài trên đường quê, Dân vũ và áo dài, chương trình nghệ thuật Áo dài chợ quê, Áo dài và tem thư. Ảnh: B.Minh.

Ngoài ra còn có sự kiện đạp xe vì môi trường, các chương trình Di sản nghề Huế se duyên với áo dài, Áo dài những cung bậc yêu thương, Áo dài làng cổ, Carnival áo dài xuống phố - Rực rỡ sắc hè… Ảnh: B.Minh.

Ngoài ra còn có sự kiện đạp xe vì môi trường, các chương trình Di sản nghề Huế se duyên với áo dài, Áo dài những cung bậc yêu thương, Áo dài làng cổ, Carnival áo dài xuống phố - Rực rỡ sắc hè… Ảnh: B.Minh.

Ngọc Văn

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/nguoi-khai-sinh-ao-dai-truyen-thong-viet-nam-post1649322.tpo