Người mắc huyết khối tĩnh mạch sâu có nên tập thể dục?
Người mắc huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) có thể tập thể dục không? Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tập luyện sẽ làm giảm độ nghiêm trọng các triệu chứng của DVT, bao gồm sưng tấy, khó chịu và ửng đỏ. Các bài tập cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy tràn trề năng lượng hơn.
Các cục máu đông có thể bị vỡ ra và di chuyển lên phổi bạn. Tình trạng này được gọi là thuyên tắc mạch phổi (Pulmonary embolism). Chính vì vậy mà các người bệnh mang nhiều lo ngại về việc tập luyện có thể làm các cục máu đông vỡ ra. Tuy nhiên, nếu bạn có DVT, vận động thật ra có thể đem lại rất nhiều lợi ích.
Sự quan trọng của tập luyện đối với người mắc huyết khối tĩnh mạch sâu
Tập thể dục rất quan trọng đối với những người mắc huyết khối tĩnh mạch sâu vì nó giúp cải thiện lưu thông máu và làm giảm các triệu chứng của suy tĩnh mạch. Đó là khi máu không thể lưu thông một cách tối ưu về tim của bạn. Các bài tập aerobic – đi bộ, hiking, bơi, nhảy múa và chạy bộ - cũng có thể cải thiện chức năng của phổi sau khi bạn bị thuyên tắc mạch phổi.
Các nghiên cứu cho thấy rằng tập luyện cũng làm giảm độ nghiêm trọng của các triệu chứng DVT, bao gồm sưng tấy, khó chịu và ửng đỏ. Các bài tập cũng có thể làm bạn cảm thấy tràn trề năng lượng hơn.
Nếu như bạn có DVT, tập luyện thường xuyên đặc biệt quan trọng đối với chân của bạn. Đó là nơi các cục máu đông thường hình thành. Máu của bạn sẽ phải được bơm từ chân lên tới tim. Có các cơ chân khỏe mạnh sẽ giúp máu bạn lưu thông tốt hơn. Bất cứ điều gì làm chậm dòng lưu thông của máu: chấn thương, phẫu thuật, cơ chân yếu hoặc thiếu vận động đều có thể góp phần gây nên máu đông.
Bài tập cho người mắc huyết khối tĩnh mạch sâu
Đầu tiên, hãy nói chuyện với bác sĩ để biết được bạn có thể tập những bài nào và khi nào nên tập. Đối với đa số mọi người, đi bộ hoặc làm việc nhà là đủ ngay sau khi họ được chẩn đoán có DVT. Điều này cũng tương tự đối với thuyên tắc mạch phổi.
Bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc loãng máu – họ cũng có thể gọi là thuốc chống đông máu và vớ y khoa. Vớ y khoa là các loại vớ giúp hỗ trợ lưu thông máu ở chân bạn. Nếu như bạn uống thuốc loãng máu, có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ngay khi thuốc có tác dụng bạn sẽ có thể đi bộ. Vậy nhưng bạn vẫn nên nói chuyện với bác sĩ.
Hãy bắt đầu một cách từ từ. Dưới đây là một lịch trình bạn có thể thử:
Tuần 1: Đi bộ ở một nhịp độ thoải mái, 3 - 4 lần một ngày.
Tuần 2: Đi bộ 10 phút, 3 - 4 lần một ngày.
Tuần 3: Đi bộ 20 phút, 3 lần một ngày.
Tuần 4: Đi bộ 30 phút, 2 lần một ngày.
Tuần 5: Đi bộ 40 phút, 1 lần mỗi ngày.
Bạn có thể khởi động bằng cách đi chậm rãi trong 5 phút. Sau khi đi bộ xong bạn cũng có thể hạ nhiệt bằng cách tương tự.
Nếu như bạn phải ngồi trong một khoảng thời gian dài như ở trên máy bay hoặc xe ô tô trong 4 giờ trở lên, hãy đứng dậy và đi bộ 5 phút mỗi một tiếng, điều này sẽ giúp bạn không bị tái phát DVT.
Hãy nhớ đừng vắt chân khi ngồi. Điều này ảnh hưởng tới lưu thông máu. Bạn cũng có thể tập các bài sau khi đang ngồi:
Ankle Pumps: Giữ gót chân dưới đất, hãy di chuyển các ngón chân về phía ống đồng của bạn. Hãy lặp lại ở cả 2 chân.
Leg Extension: Giữ đùi ở trên ghế, từ từ nâng một chân cho tới khi chân này của bạn song song với mặt đất, sau đó hãy đưa nó trở lại mặt đất một cách từ từ. Lặp lại với chân còn lại.
Seated March: Nâng đầu gối lên ngực, sau đó lại đặt chân xuống đất và lặp lại với chân bên kia.
Hãy cố gắng tập 30 rep của mỗi bài này mỗi giờ.