Người mẫu nhí trình diễn trang phục dân tộc nơi địa đầu Tổ quốc

Nhằm góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, hơn 20 người mẫu nhí của tỉnh Hà Giang đã có màn trình diễn trang phục dân tộc nhiều màu sắc tại ngày hội không gian văn hóa các dân tộc thiểu số do Hội đồng Đội Trung ương và Tỉnh Đoàn Hà Giang tổ chức sáng 11/6.

Hà Giang là tỉnh vùng cao biên giới cực Bắc của tổ quốc có 19 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều có tiếng nói, văn hóa đặc sắc riêng. Tại ngày hội không gian văn hóa, các trang phục của dân tộc H'Mông Trắng, Tày, Dao, Nùng, Pu Péo, Pà Thẻn, Phù Lá, Cơ Lao, Giáy, Lô Lô đã được các em thiếu nhi trình diễn với nét thần thái ngây thơ, tự nhiên.

 Trang phục Dao đỏ - Dao áo dài được trình diễn bởi 2 em đến từ Hội đồng Đội thành phố Hà Giang. Hiện nay, dân tộc Dao chiếm 14,9% so với dân số trong toàn tỉnh, chủ yếu sinh sống tại các huyện phía Tây. Sự đặc sắc trong văn hóa của người dân tộc Dao được thể hiện qua làn điệu dân ca, hát giao duyên rất phong phú, đa dạng trong cúng thần rừng, cúng đầu năm mới, trong lễ hội, tảo mộ…

Trang phục Dao đỏ - Dao áo dài được trình diễn bởi 2 em đến từ Hội đồng Đội thành phố Hà Giang. Hiện nay, dân tộc Dao chiếm 14,9% so với dân số trong toàn tỉnh, chủ yếu sinh sống tại các huyện phía Tây. Sự đặc sắc trong văn hóa của người dân tộc Dao được thể hiện qua làn điệu dân ca, hát giao duyên rất phong phú, đa dạng trong cúng thần rừng, cúng đầu năm mới, trong lễ hội, tảo mộ…

Trang phục truyền thống của người Dao đỏ gồm: Áo, yếm áo, quần, khăn vấn đầu, thắt lưng và các đồ trang sức khác đi kèm.

Trang phục truyền thống của người Dao đỏ gồm: Áo, yếm áo, quần, khăn vấn đầu, thắt lưng và các đồ trang sức khác đi kèm.

Xuất phát từ quan niệm coi màu đỏ là màu của lửa, của ánh sáng, đại diện cho thần lửa linh thiêng nhất nên người phụ nữ Pà Thẻn chọn sắc đỏ là màu chủ đạo trên trang phục. Cùng với đó là kết hợp xen kẽ những hoa văn trắng, đen, xanh, vàng tạo nên một tổng thể rực rỡ nhưng vẫn hài hòa. Khi kết hợp với những loại trang sức như vòng bạc, cặp ba lá, khăn vấn đầu thì sẽ càng tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, nhẹ nhàng và khéo léo của những người phụ nữ.

Xuất phát từ quan niệm coi màu đỏ là màu của lửa, của ánh sáng, đại diện cho thần lửa linh thiêng nhất nên người phụ nữ Pà Thẻn chọn sắc đỏ là màu chủ đạo trên trang phục. Cùng với đó là kết hợp xen kẽ những hoa văn trắng, đen, xanh, vàng tạo nên một tổng thể rực rỡ nhưng vẫn hài hòa. Khi kết hợp với những loại trang sức như vòng bạc, cặp ba lá, khăn vấn đầu thì sẽ càng tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, nhẹ nhàng và khéo léo của những người phụ nữ.

Trải qua thời gian, đồng bào dân tộc Tày ở Hà Giang vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang. Trang phục truyền thống thường mang màu chàm, áo cánh ngắn bên trong, áo dài bên ngoài và hầu như không có họa tiết thêu thùa. Mặc dù không cầu kỳ, nhiều màu sắc, những chiếc áo chàm của người Tày giản dị thể hiện nét đẹp duyên dáng, nhẹ nhàng của người phụ nữ Tày. Nét đẹp ấy hiện nay vẫn lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc thể hiện qua các lễ hội truyền thống và cả một kho tàng văn học về các loại truyện thần thoại, truyện cổ, truyện thơ, dân ca... đặc biệt là nghệ thuật hát then đàn tính.

Trải qua thời gian, đồng bào dân tộc Tày ở Hà Giang vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang. Trang phục truyền thống thường mang màu chàm, áo cánh ngắn bên trong, áo dài bên ngoài và hầu như không có họa tiết thêu thùa. Mặc dù không cầu kỳ, nhiều màu sắc, những chiếc áo chàm của người Tày giản dị thể hiện nét đẹp duyên dáng, nhẹ nhàng của người phụ nữ Tày. Nét đẹp ấy hiện nay vẫn lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc thể hiện qua các lễ hội truyền thống và cả một kho tàng văn học về các loại truyện thần thoại, truyện cổ, truyện thơ, dân ca... đặc biệt là nghệ thuật hát then đàn tính.

 Trang phục dân tộc Lô Lô do 2 em đến từ Hội đồng Đội huyện Mèo Vạc trình diễn. Người Lô Lô ở đây phân chia thành hai nhánh là Lô Lô Đen và Lô Lô Hoa, chủ yếu sinh sống tại các xã của Huyện Đồng Văn, Mèo Vạc và chỉ có sự khác nhau về trang phục truyền thống. Trang phục của người Lô Lô Đen có áo cổ vuông, xẻ ngực cài khuy bằng vải hoặc đồng. Ống tay áo được trang trí nhiều họa tiết hoa văn hoặc đính kèm nhiều miếng vải màu khác nhau. Sống lưng áo trang trí các họa tiết hình vuông nhỏ. Còn trang phục của dân tộc Lô Lô Hoa mặc áo cổ tròn, màu đen hoặc chàm, xẻ ngực. Toàn bộ áo được thêu đính kèm những miếng vải với các màu sắc đỏ, xanh, vàng, trắng. Váy là một điểm nhấn trong bộ trang phục truyền thống của người Lô Lô Đen, chia làm ba lớp: lớp ngoài cùng là những dải tua rua gắn với chùm bông len đủ màu sắc; lớp thứ hai là tấm vải quấn váy chắp nhiều mảng hoa văn; lớp trong cùng là chiếc váy xòe xếp ly màu đen. Hoa văn phổ biến trên vải quấn váy là hoa văn pá pú.

Trang phục dân tộc Lô Lô do 2 em đến từ Hội đồng Đội huyện Mèo Vạc trình diễn. Người Lô Lô ở đây phân chia thành hai nhánh là Lô Lô Đen và Lô Lô Hoa, chủ yếu sinh sống tại các xã của Huyện Đồng Văn, Mèo Vạc và chỉ có sự khác nhau về trang phục truyền thống. Trang phục của người Lô Lô Đen có áo cổ vuông, xẻ ngực cài khuy bằng vải hoặc đồng. Ống tay áo được trang trí nhiều họa tiết hoa văn hoặc đính kèm nhiều miếng vải màu khác nhau. Sống lưng áo trang trí các họa tiết hình vuông nhỏ. Còn trang phục của dân tộc Lô Lô Hoa mặc áo cổ tròn, màu đen hoặc chàm, xẻ ngực. Toàn bộ áo được thêu đính kèm những miếng vải với các màu sắc đỏ, xanh, vàng, trắng. Váy là một điểm nhấn trong bộ trang phục truyền thống của người Lô Lô Đen, chia làm ba lớp: lớp ngoài cùng là những dải tua rua gắn với chùm bông len đủ màu sắc; lớp thứ hai là tấm vải quấn váy chắp nhiều mảng hoa văn; lớp trong cùng là chiếc váy xòe xếp ly màu đen. Hoa văn phổ biến trên vải quấn váy là hoa văn pá pú.

Trang phục dân tộc Phù Lá (bên phải ảnh) bao gồm: váy, áo, khăn, thắt lưng, vòng cổ, vòng tay, hoa tai và nhẫn. Trang phục của nam gồm: áo, quần, khăn đội đầu. Quần áo của người Phù Lá có màu chàm là màu chủ đạo, đồng thời, họ nhuộm sợi để thêu từ màu của các cây cỏ tự nhiên. Người Phù Lá còn có nghệ thuật trang trí hoa văn hết sức độc đáo, có sự sáng tạo kết hợp với tiếp thu tinh hoa của các tộc người anh em.

Trang phục dân tộc Phù Lá (bên phải ảnh) bao gồm: váy, áo, khăn, thắt lưng, vòng cổ, vòng tay, hoa tai và nhẫn. Trang phục của nam gồm: áo, quần, khăn đội đầu. Quần áo của người Phù Lá có màu chàm là màu chủ đạo, đồng thời, họ nhuộm sợi để thêu từ màu của các cây cỏ tự nhiên. Người Phù Lá còn có nghệ thuật trang trí hoa văn hết sức độc đáo, có sự sáng tạo kết hợp với tiếp thu tinh hoa của các tộc người anh em.

Phần trình diễn trang phục dân tộc của thanh thiếu nhi đã góp phần quảng bá văn hóa các dân tộc đang sinh sống tại tỉnh Hà Giang.

Phần trình diễn trang phục dân tộc của thanh thiếu nhi đã góp phần quảng bá văn hóa các dân tộc đang sinh sống tại tỉnh Hà Giang.

Châu Linh

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/nguoi-mau-nhi-trinh-dien-trang-phuc-dan-toc-noi-dia-dau-to-quoc-post1542222.tpo