Chính phủ đề nghị mở rộng đối tượng thụ hưởng Chương trình Mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số và miền núi, với kinh phí cần thêm khoảng 4.142 tỉ đồng.
Trong năm 2023, một số sự kiện văn hóa - di sản lớn tại Việt Nam được công chúng quan tâm. Trong số này, tiêu biểu là sự kiện hồi hương ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' triều Nguyễn.
Năm 2023 là năm thứ 10, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu.
Tín ngưỡng là thành tố cốt lõi cấu thành văn hóa tinh thần và phản ánh đời sống tâm linh của cộng đồng, có vị trí quan trọng trong đời sống đa số tộc người thiểu số ở Việt Nam. Việc duy trì tín ngưỡng truyền thống không chỉ có giá trị về mặt tâm linh mà còn góp phần bảo tồn bản sắc tộc người.
Từ ngày 3-5/11, tại thành phố Lai Châu xinh đẹp và mến khách, lần đầu tiên diễn ra Ngày hội Văn hóa các dân tộc có dân số dưới 10.000 người, Tuần Du lịch - Văn hóa tỉnh Lai Châu năm 2023. Lai Châu hân hoan được đón hàng nghìn nghệ nhân, diễn viên, vận động viên tiêu biểu của 14 dân tộc đến từ 11 địa phương trong cả nước. Với hàng loạt các hoạt động đậm bản sắc văn hóa của từng tộc người, ngày hội góp phần gìn giữ, trao truyền những giá trị văn hóa đặc sắc của 14 dân tộc.
Tối 3/11, hơn 5.000 người dân, du khách đã tới tỉnh Lai Châu tham dự Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I, năm 2023 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Lai Châu chủ trì tổ chức.
Chương trình nghệ thuật đêm khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người để lại cho nhân dân, du khách những ấn tượng mạnh mẽ.
Nhằm góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, hơn 20 người mẫu nhí của tỉnh Hà Giang đã có màn trình diễn trang phục dân tộc nhiều màu sắc tại ngày hội không gian văn hóa các dân tộc thiểu số do Hội đồng Đội Trung ương và Tỉnh Đoàn Hà Giang tổ chức sáng 11/6.
'Tôi tự hào với những gì tôi đã làm được trong suốt hành trình '99 ngày xuyên Việt cùng Mai'. Chẳng khi nào là muộn để bạn dám làm, dám sống một cuộc đời rực rỡ khi bạn yêu thương, trân trọng chính mình', nhà báo, đạo diễn Bông Mai chia sẻ.
Ngày 1/11, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh đã chủ trì buổi gặp mặt Đoàn đại biểu người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Hà Giang. Đoàn gồm 40 đại biểu đại diện cho 1.983 người có uy tín của tỉnh Hà Giang.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sáng nay (22/9) đã có cuộc gặp thân mật với thiếu nhi tiêu biểu thuộc 54 dân tộc anh em dự Liên hoan Thiếu nhi các dân tộc toàn quốc tại Hà Nội.
Từ ngày 21-23/9, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Liên hoan Thiếu nhi tiêu biểu các dân tộc toàn quốc lần thứ IV, năm 2022.
Sáng 22-9, đoàn đại biểu tham dự Liên hoan Thiếu nhi tiêu biểu các dân tộc toàn quốc lần thứ IV, năm 2022 đã tham dự lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tham dự buổi lễ có nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa.
Với mong muốn tiếp tục tiếp thu ý kiến các cấp, ngành, địa phương, các nhà khoa học… mới đây Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội thảo 'Góp ý dự thảo Tờ trình và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025'.
Ngày 5/9, hơn 245.000 học sinh của Hà Giang, tỉnh cực Bắc của Việt Nam thuộc khu vực miền núi Đông Bắc, tưng bừng bước vào năm học mới.
Thực hiện chính sách giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của Ðảng và Nhà nước, những năm qua, Trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc (thuộc Bộ Giáo dục và Ðào tạo) đã nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo, trở thành 'địa chỉ đỏ' tạo nguồn cán bộ người DTTS, nhất là cán bộ dân tộc rất ít người. Hiện nay, nhà trường đang nuôi, dạy, đào tạo hơn 2.500 học sinh, sinh viên người DTTS các tỉnh miền núi, biên giới phía bắc từ Quảng Bình trở ra.
Nhờ triển khai thực hiện Đề án 1672 lồng ghép với các chương trình khác của Chính phủ, đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống và Cơ Lao đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, khiến một số mục tiêu đề ra đạt thấp.
Nhờ triển khai thực hiện Đề án 1672 lồng ghép với các chương trình khác của Chính phủ, đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống và Cơ Lao đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, khiến một số mục tiêu đề ra đạt thấp.
Trước nguy cơ tụt hậu của đồng bào bốn dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao, cùng với hàng loạt chính sách đầu tư cho đồng bào vùng cao, tháng 9-2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1672/QĐ-TTg phê duyệt Đề án 'Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cơ Lao' (gọi tắt là Đề án 1672). Qua gần 10 năm thực hiện, Đề án đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho đồng bào phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cơ Lao là các dân tộc thiểu số rất ít người, đặc biệt khó khăn của vùng Tây Bắc; sinh sống tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang. Trong những năm qua, từ sự đầu tư của Nhà nước, nhất là từ Đề án 'Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao'; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào bốn dân tộc này có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn có những khó khăn tồn tại, nhiều chính sách của Nhà nước khi đầu tư cho bà con còn bất cập, cần phải xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.