Người tăng huyết áp có nên uống cà phê?

Cà phê có thể làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim ở mức ngắn. Người tăng huyết áp không nên uống cà phê nếu có các biểu hiện như nôn nao, khó chịu, tức ngực.

Cà phê có làm tăng huyết áp?

Cà phê có thể làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp ở mức ngắn. Đối với những người sử dụng cà phê thường xuyên, khi uống cà phê có thể làm tăng 5mmHg và với những người không thường xuyên uống là 10mmHg.

Hiện tại chưa có khuyến cáo nào về việc người mắc tăng huyết áp không được uống cà phê. Người tăng huyết áp không nên uống cà phê nếu gặp các triệu chứng như: bồn chồn, nôn nao khó chịu, hồi hộp, tức ngực.

ThS.BS Nguyễn Thu Huyền giải đáp về việc người tăng huyết áp có nên uống cà phê hay không.

Các chất có trong cà phê có thể làm cho tinh thần của con người sảng khoái, giảm stress và giúp minh mẫn hơn. Do vậy trong một số trường hợp cà phê có thể mang đến lợi ích cho người tăng huyết áp.

Tăng huyết áp có biểu hiện gì?

Tăng huyết áp là bệnh lý diễn biến âm thầm và thường phát hiện khi người bệnh khám sức khỏe hoặc khi bệnh đã có biến chứng. Tăng huyết áp được gọi là kẻ giết người thầm lặng, việc phát hiện sớm tăng huyết áp là rất quan trọng.

Cà phê có thể làm tăng huyết áp ở mức ngắn.

Cà phê có thể làm tăng huyết áp ở mức ngắn.

Một số triệu chứng cảnh báo tăng huyết áp bao gồm:

Đau đầu
Chóng mặt
Nóng bừng mặt, có các cơn nóng đầu nóng mặt như bốc hỏa
Hồi hộp
Tức ngực
Có thể hụt hơi

Những dấu hiệu này thường dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Ngoài ra, còn có một trường hợp bệnh nhân tăng huyết áp có biểu hiện dữ dội hơn như:

Đau nhói vùng ngực
Suy giảm thị lực
Thở gấp
Đỏ mặt hoặc da tái xanh
Nôn hoặc buồn nôn
Hồi hộp, đánh trống ngực

Các dấu hiệu cảnh báo cơn tăng huyết áp và cách xử lý khi tăng huyết áp

Khi gặp cơn tăng huyết áp, có thể có các biểu hiện như:

- Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, nặng đầu: Do áp lực máu lên não gây ra.

- Đau ngực, khó thở: Do ảnh hưởng đến cơ tim và lượng máu được cung cấp cho tim.

- Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng: Do tăng huyết áp ảnh hưởng đến dạ dày và tiêu hóa.

- Thể chất yếu, mệt mỏi, khó tập trung: Do lượng máu được cung cấp cho các cơ và não giảm đi.

Khi huyết áp tăng, người bệnh cần bình tĩnh nằm nghỉ ngơi nơi thoáng khí và đo lại huyết áp sau 15 phút.

Khi huyết áp tăng, người bệnh cần bình tĩnh nằm nghỉ ngơi nơi thoáng khí và đo lại huyết áp sau 15 phút.

Các triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột hoặc dần dần và thường không quả nghiêm trọng, tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách, tăng huyết áp có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim và suy thận. Do đó, nếu có triệu chứng nghi ngờ của tăng huyết áp, bạn nên đến khám bác sĩ để được khám và chỉ định điều trị kịp thời.

Tăng huyết áp nên làm gì? Khi huyết áp tăng, người bệnh cần bình tĩnh nằm nghỉ ngơi nơi thoáng khí. Sau 15 phút người bệnh đo kiểm tra lại huyết áp. Lưu ý, không nên vây kín xung quanh người bệnh thay vào đó cần hỏi những câu hỏi cần thiết để xác định tình trạng bệnh nhân.

Nếu tại nhà có thuốc huyết áp có thể cho người bệnh dùng tạm 1 liều hoặc dùng theo đơn bác sĩ kê. Sau khi đã nghỉ ngơi uống thuốc mà tình trạng không cải thiện thì cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

ThS.BS Nguyễn Thu Huyền

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nguoi-tang-huyet-ap-co-nen-uong-ca-phe-169231213194018632.htm