Nhà ai đang dùng và ưa chuộng loại gia vị này cần biết rõ điều này kẻo hối không kịp
Người Việt vẫn có thói quen sử dụng mẻ chua để món ăn thêm mùi vị, tăng hấp dẫn. Gia vị này thực sự có tốt cho sức khỏe hay không?
Chuyên gia nói gì về việc ăn dấm mẻ?
Theo PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam), dấm mẻ chuẩn có màu trắng, mùi thơm, vị chua dịu. Thành phần tạo nên mẻ gồm con mẻ chứa nhiều các axit amin bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nấm men để lên men cơm, vi khuẩn lactic.
Mẻ bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, tạo hương vị để chế biến món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn. “Mẻ giúp kích thích ăn ngon, tăng tiết dịch vị, đồng thời rất tốt cho tiêu hóa”, ông Đáng khẳng định. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng, nhiều người không biết gây mẻ đúng cách, hoặc không ý thức được tác hại khi ăn mẻ được gây không đúng cách, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. “Mẻ lên men không đúng cách sẽ tạo ra nấm mốc và vi khuẩn, có thể khiến người ăn phải dễ dàng mắc bệnh ung thư.
Men làm nên nấm mốc ở mẻ thì không sao nhưng chỉ sợ là men có nhiễm nấm mốc trước rồi dùng để lên men dấm mẻ thì chắc chắn sẽ bị ung thư”, ông Đáng nói. Ở đây, chúng ta cần phân biệt nấm mốc lên men trong quá trình hình thành mẻ chua với việc nấm mốc hình thành trên cơm trước khi đưa vào làm mẻ. Nấm mốc lên men trong khi lên mẻ đem lại lượng vi khuẩn có lợi cho cơ thể, trong khi nấm mốc mọc lên ở cơm trước khi làm mẻ lại là mầm mống gây nên bệnh ung thư. Khi mẻ bị nhiễm nấm mốc nguy hiểm sẽ có màu sắc lạ, không thơm, không có vị chua tự nhiên.
Ngoài dấm mẻ, những loại quả chua như me, chanh, sấu hay dấm bỗng cũng đều tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ông Đáng cũng cho rằng, nếu những loại này mà có nấm mốc trước khi sử dụng cũng sẽ có khả năng gây ung thư bình thường.
Cách làm mẻ chua thơm ngon, không bị mốc
Cách làm 1: Làm mẻ từ cơm nát và nước cơm
. Bước 1: Gạo vo sạch, cho nước nhiều hơn nấu cơm một chút, rồi đem nấu.
. Bước 2: Khi nước sôi, chắt nước cơm vào một hũ thủy tinh sạch.
. Bước 3: Đợi cơm chín, lấy cơm ra bát để nguội.
. Bước 4: Khi cơm chín đã nguội, cho cơm vào hũ với nước cơm. Lượng cơm trong hũ sâm sấp mặt nước cơm.
. Bước 5: Đậy nắp bình thủy tinh lại.
. Bước 6: Đợi 2 tuần, mở nắp bình ra kiểm tra. Mẻ là phần nước cơm có mùi nồng và chua trong lọ. Chắt hoặc lọc nước mẻ ra, bảo quản trong một chiếc bình khác để dùng dần.
Cách làm 2: Làm mẻ từ cơm nát ủ kín
. Bước 1: Vo gạo sạch, cho nước nấu cơm nhiều hơn một chút để cơm nát.
. Bước 2: Đơm cơm ra bát, chờ cơm nguội. Sau đó, trộn cơm với một ít nước ấm. Dùng tay bóp đều để hạt cơm nát.
. Bước 3: Cho cơm nát đã bóp vào hũ thủy tinh đậy. Ủ cơm trong khoảng 1 tuần cho đến khi cơm lên men.
. Bước 4: Mỗi lần lấy nước mẻ, cho một ít cơm lên men ra bát, trộn với một ít nước, bóp nát cơm đã ủ. Sau đó, lọc lấy nước mẻ dùng 1 lần.
Chú ý: Nếu bạn có sẵn cục mẻ, có thể bỏ cục mẻ đó vào ủ với cơm đã bóp để đẩy nhanh thời gian lên men.