Nhà báo Mỹ mê gỏi cuốn tìm ra 'chân ái' mới ở nhà hàng Chay gốc Việt

Trên hành trình tìm hiểu ẩm thực Việt, Tom Sietsema dừng chân tại một nhà hàng chay ở Falls Church, Mỹ. Món chay khiến nhà phê bình ẩm thực của Washington Post thay đổi ý nghĩ.

 Món gỏi ngao ăn kèm với bánh tráng mè đen. Ảnh: Deb Lindsey.

Món gỏi ngao ăn kèm với bánh tráng mè đen. Ảnh: Deb Lindsey.

Trong nhận thức của Tom, chưa món nào thay thế được vị trí của gỏi cuốn khi nhắc đến ẩm thực Việt Nam, cho đến khi anh bước chân vào tiệm Chay, nằm tại góc đường Columbia Pike giao với Lincolnia Rd (bang Virginia, Mỹ).

Tại nhà hàng tên Chay của cặp đôi gốc Việt Lan Tran - Thi Le, Tom tình cờ phát hiện một món ăn hợp khẩu vị ngang ngửa gói cuốn.

Món chay Việt hợp "gu" nhà phê bình ẩm thực Mỹ

Đặt chân vào tiệm, Tom vẫn mơ hồ, chưa hiểu rõ từ "chay" trong tiếng Việt nghĩa là gì. Anh được chủ quán giới thiệu món gỏi ngao, được điểm tô sắc xanh bằng hành tây và rau mùi, rắc ít đậu phộng bên trên, kèm với bánh tráng nướng mè đen và chén nước mắm chay. Tom bất ngờ với hỗn hợp mới lạ này.

"Tôi rất vui vì tìm được món Việt ngon như gỏi cuốn tại đây. Với gỏi cuốn, tôi ấn tượng với lớp bánh tráng làm từ gạo, bọc hỗn hợp bún, tôm, hẹ. Còn với gỏi ngao, vị của đậu phộng, trộn đều tay với nước cốt chanh, chấm thêm ít nước mắm chay tạo hương vị khác biệt", Tom chia sẻ.

Tường tại nhà hàng được trang trí hình hoa sen - biểu tượng cho sự thuần khiết. Ảnh: Deb Lindsey.

Tường tại nhà hàng được trang trí hình hoa sen - biểu tượng cho sự thuần khiết. Ảnh: Deb Lindsey.

Món ăn "một chín một mười" khác là bánh bột lọc và gỏi đu đủ. Đu đủ xanh bào mỏng trộn với cà rốt sợi, nước cốt chanh, nước mắm chay và ớt Thái. Đầu bếp trang trí thêm bạc hà tươi và đậu phộng bên trên. "Khi hai món được đưa lên, tôi chỉ biết cúi đầu nhìn sững", vị này bày tỏ.

Tom chia sẻ thêm anh không mấy hứng thú với vị đầu bếp nào cố gắng trộn thịt bò hay thịt gà với rau củ. Nhưng món có tên bò lúc lắc chay của Việt Nam khiến anh xem xét lại nhận định của bản thân.

Tom nhận định mặc dù công thức làm bò lúc lắc khá đơn giản, món xào này thực sự là một đối thủ nặng ký so với các món làm từ thịt ướp khác. Tuy nhiên, điều khiến tôi khó hiểu là món có tên cá om nhưng thực chất không phải cá.

Các món ăn tại nhà hàng như phở chay, chả ram,.. dù có tên chứa yếu tố mặn nhưng nguyên liệu làm ra đều thuần món chay. Trong ẩm thực chay, đầu bếp thường dùng bắp tẩm mì căn để tạo hình cá hoặc thịt.

Cảm hứng phát triển Chay

Bà Lan Tran (53 tuổi) lớn lên trong một gia đình thuần nông ở Huế, thuộc miền Trung Việt Nam. Bà chủ nhà hàng Chay được thừa hưởng từ mẹ các công thức nấu ăn xứ Huế - nơi có truyền thống ẩm thực tinh tế, mang văn hóa cố đô.

 Món "bò" lúc lắc. Ảnh: Deb Lindsey.

Món "bò" lúc lắc. Ảnh: Deb Lindsey.

Trước khi sang Mỹ, bà Lan Tran ám ảnh với việc giết thịt động vật khi làm việc tại quán phở địa phương. Nhà hàng Chay là thành phẩm sau khoảng thời gian dài "thai nghén" từ sự dày vò khi chứng kiến cảnh ngược đãi động vật.

Hậu Covid-19, nhà hàng bắt đầu phục vụ thực khách. Tom ấn tượng với lối trang trí thuần Việt Nam của Chay, với bước tường vẽ hoa sen - biểu tượng cho sự thuần khiết, và đặc biệt là hình ảnh ba cô gái đại diện cho ba miền Bắc - Trung - Nam của Việt Nam.

Tuy nhiên, nhà phê bình người Mỹ trừ điểm nhà hàng vì phục vụ bia kèm các món chay. Vị này mong muốn các món chay "thật sự thuần khiết". Ngoài ra, Tom có phần khó chịu vì tiếng ồn ào của quán.

"Không gian quán khá nhỏ lại đông khách nên khá ồn", Tom nhận xét.

Minh Vi

Nguồn Znews: https://znews.vn/nha-bao-my-me-goi-cuon-tim-ra-chan-ai-moi-o-nha-hang-chay-goc-viet-post1456019.html