Nhà xuất khẩu than hàng đầu thế giới chưa thể đạt được mục tiêu xanh?

Là nhà xuất khẩu than hàng đầu thế giới, Indonesia sẽ khó lòng 'cai nghiện' than đá. Dự kiến, để đạt được mục tiêu xanh, nước này sẽ phải tiêu tốn hàng tỷ USD.

Cần chi phí bao nhiêu để Indonesia “cai nghiện” khỏi than đá? Đây là một chủ đề cấp bách đối với các nhà lãnh đạo thế giới và các nhà hoạch định chính sách khí hậu trên toàn thế giới khi hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP27 sắp diễn ra tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập vào tháng 11 này.

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh, nơi quy tụ các chính trị gia, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu thế giới để thiết lập mục tiêu, môi giới giao dịch và tạo ra các chương trình nghị sự cụ thể nhằm đáp ứng các mục tiêu về khí thải của Hiệp định khí hậu Paris vào năm 2015, các nhà lãnh đạo G-20 sẽ họp tại Bali để cố gắng đạt được một thỏa thuận nhằm loại bỏ nguồn nhiên liệu hóa thạch cho nhà xuất khẩu than lớn nhất thế giới.

Indonesia hiện đang là nhà sản xuất và xuất khẩu than hàng đầu thế giới. Ảnh: Internet.

Indonesia chiếm vị chí quan trọng trong chương trình nghị sự COP27 vì họ đại diện cho một trong những rào cản quan trọng nhất đối với việc loại bỏ than toàn cầu, một thành phần quan trọng của tất cả các con đường giảm phát thải toàn cầu đủ để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.

Được biết, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã tuyên bố rằng thế giới ít nhất phải đóng cửa tất cả các nhà máy nhiệt điện than vào năm 2040, và trước đó đã đưa ra lời khuyên rằng phải có than vụn vào năm 2020.

Thay vào đó, thế giới đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ trong sử dụng than vào năm 2021, khi những rắc rối liên quan đến dịch bệnh kết hợp với các lệnh trừng phạt năng lượng của Nga đã khiến giá năng lượng tăng vọt.

Sự phục hồi đó đã là một trong nhiều trở ngại trong việc loại bỏ than đá của Indonesia. Quốc đảo Đông Nam Á này có dân số lớn thứ 4 thế giới, sau Ấn Độ và Trung Quốc, có công suất nhiệt điện than lớn thứ 3, khiến họ trở thành một trong số ít quốc gia có khả năng thực hiện hoặc phá vỡ thỏa thuận Paris. Hơn cả, than đã được tích hợp sâu trong bộ máy kinh tế và chính trị của nước này, vì thế việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch này sẽ rất khó khăn.

Trước sự thất vọng và phẫn nộ của các nhà khoa học môi trường và những người ủng hộ khí hậu xanh, quốc hội Indonesia vừa thông qua dự luật "năng lượng sạch" trong đó nhấn mạnh việc tiếp tục sử dụng than đá.

Theo Mạng lưới Vận động Khai thác của Indonesia, một tổ chức giám sát, lĩnh vực khai thác sử dụng tới 50% trong số 575 thành viên quốc hội của đất nước. Những người lao động ở Indonesia sống dựa vào than đá cũng đang phản đối các nỗ lực về khí hậu và cho rằng mục tiêu sản lượng than nên được tăng lên trong khi thị trường đang than đang nóng lên từng ngày.

Tệ hơn nữa, Indonesia có một lượng lớn than do kết quả của nhiều thập kỷ đầu tư quá mức vào lĩnh vực này. Sẽ rất khó và tốn kém để thuyết phục họ không sử dụng nguồn năng lượng dồi dào, giá rẻ này để chuyển sang những loại năng lượng xanh nhưng tốn chi phí, mất nhiều thời gian hơn.

Những quốc gia giàu nhất thế giới đang rất đau đầu trong việc môi giới cho một trong những giao dịch khó khăn nhất của họ trước thềm COP27. "Indonesia sẽ là hợp tác tiếp theo của chúng tôi", Cố vấn Khí hậu của Bộ Tài chính Mỹ John Morton cho biết vào tuần trước. Ông khẳng định: "Nếu Indonesia “cai nghiện” được than đá một cách dễ dàng thì họ đã hoàn thành từ nhiều năm trước rồi”.

Cho đến nay, các quốc gia giàu nhất thế giới đã không thực hiện cam kết cung cấp tài trợ khí hậu cho các quốc gia nghèo nhất thế giới. Các nhà lãnh đạo toàn cầu nhận ra rằng loại hình hợp tác kinh tế này là rất quan trọng để chuyển đổi năng lượng xanh, thân thiện với môi trường hơn. Được biết, cách đây 12 năm, các quốc gia phát triển đã đồng ý cung cấp 100 tỷ USD tài chính khí hậu cho các quốc gia nghèo vào năm 2020, thế nhưng lời hứa đó chưa được thực hiện.

Nhưng tại COP26 năm ngoái ở Glasgow, cam kết trên đã được khôi phục.

Đó sẽ là một trận chiến khó khăn, nhưng dần đã đạt được. Ngân hàng Phát triển Châu Á đã thiết lập một kế hoạch trị giá hàng tỷ đô la để hỗ trợ Indonesia và Philippines ngừng hoạt động một nửa số nhà máy than của họ trong vòng 10 đến 15 năm tới và Indonesia đã đồng ý cho ngừng hoạt động một số nhà máy sớm hơn nếu điều đó khả thi về mặt kinh tế.

Phá vỡ cơn nghiện than ở Indonesia sẽ tiêu tốn hàng tỷ đô la tài trợ khí hậu của thế giới, nhưng các chuyên gia cho rằng đó là một cái giá quá nhỏ phải trả để tránh biến đổi khí hậu thảm khốc, bảo vệ môi trường sống cho thế hệ con cháu mai sau.

Lê Na (Theo Oil Price)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/nha-xuat-khau-than-hang-dau-the-gioi-chua-the-dat-duoc-muc-tieu-xanh-post199127.html