Nhiều ca sởi ở người lớn biến chứng nặng phải điều trị tại Viện Y học Nhiệt đới

Viện Y học nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai trung bình mỗi ngày tiếp nhận từ 10-20 ca mắc sởi ở người lớn, trong đó nhiều bệnh nhân biến chứng nặng nghiêm trọng như viêm phổi, suy hô hấp...

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Viện Y học nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, từ đầu năm đến nay, Viện Y học nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, đã tiếp nhận hàng trăm ca sởi ở người lớn, mỗi ngày trung bình 10-20 ca.

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Viện Y học nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, từ đầu năm đến nay, Viện Y học nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, đã tiếp nhận hàng trăm ca sởi ở người lớn, mỗi ngày trung bình 10-20 ca.

Các triệu chứng thường gặp là sốt, phát ban, ho, chảy nước mắt, nước mũi. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân diễn tiến nặng với biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, tăng men gan, tiêu chảy, thậm chí viêm não - màng não.

Các triệu chứng thường gặp là sốt, phát ban, ho, chảy nước mắt, nước mũi. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân diễn tiến nặng với biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, tăng men gan, tiêu chảy, thậm chí viêm não - màng não.

PGS.TS Đỗ Duy Cường cho biết, đa số các trường hợp này đều chưa được tiêm phòng, hoặc trước có tiêm phòng nhưng không tiêm nhắc lại.

PGS.TS Đỗ Duy Cường cho biết, đa số các trường hợp này đều chưa được tiêm phòng, hoặc trước có tiêm phòng nhưng không tiêm nhắc lại.

Bệnh nhân nam (51 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) có tiền sử đái tháo đường tuyp II, tăng huyết áp, hen phế quản. Bệnh nhân được điều trị ở phòng hồi sức tích cực. Sau 5 ngày điều trị, triệu chứng khó thở tăng dần, phải đặt ống nội khí quản, thở máy, rung nhĩ rối loạn tim mạch và có nguy cơ biến chứng nặng. Dù được điều trị hơn 2 tuần, nhưng hiện tại bệnh nhân vẫn phải thở máy xâm nhập và lọc máu liên tục.

Bệnh nhân nam (51 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) có tiền sử đái tháo đường tuyp II, tăng huyết áp, hen phế quản. Bệnh nhân được điều trị ở phòng hồi sức tích cực. Sau 5 ngày điều trị, triệu chứng khó thở tăng dần, phải đặt ống nội khí quản, thở máy, rung nhĩ rối loạn tim mạch và có nguy cơ biến chứng nặng. Dù được điều trị hơn 2 tuần, nhưng hiện tại bệnh nhân vẫn phải thở máy xâm nhập và lọc máu liên tục.

Trước đó, Viện Y học nhiệt đới Bạch Mai có tiếp nhận bệnh nhân sởi bị suy hô hấp mức độ nặng, phải hồi sức tích cực, thở máy, lọc máu và ECMO. Rất may, bệnh nhân đã hồi phục, được xuất viện.

Trước đó, Viện Y học nhiệt đới Bạch Mai có tiếp nhận bệnh nhân sởi bị suy hô hấp mức độ nặng, phải hồi sức tích cực, thở máy, lọc máu và ECMO. Rất may, bệnh nhân đã hồi phục, được xuất viện.

Bệnh nhân nữ (28 tuổi, ở Hải Hậu, Nam Định), mang thai 8 tuần, nhập viện trong tình trạng sốt cao từng cơn, rét run, đau mỏi cơ, có xuất hiện ban đỏ từ mặt lan xuống cổ, ngực, bụng. Ngoài ra bệnh nhân có ho khan, ngứa họng, đi ngoài, không đau bụng. Bệnh nhân tự điều trị hạ sốt tại nhà nhưng tình trạng không cải thiện. Khi vào viện, người bệnh được chẩn đoán mắc sởi bội nhiễm vi khuẩn, theo dõi viêm phổi, nguy cơ cao ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Bệnh nhân nữ (28 tuổi, ở Hải Hậu, Nam Định), mang thai 8 tuần, nhập viện trong tình trạng sốt cao từng cơn, rét run, đau mỏi cơ, có xuất hiện ban đỏ từ mặt lan xuống cổ, ngực, bụng. Ngoài ra bệnh nhân có ho khan, ngứa họng, đi ngoài, không đau bụng. Bệnh nhân tự điều trị hạ sốt tại nhà nhưng tình trạng không cải thiện. Khi vào viện, người bệnh được chẩn đoán mắc sởi bội nhiễm vi khuẩn, theo dõi viêm phổi, nguy cơ cao ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Bệnh nhân nữ (50 tuổi, ở Đội Cấn, Hà Nội) có tiền sử ung thư máu, đã xạ trị 2 lần. Khi có triệu chứng phát ban vùng mặt, sốt cao, bệnh nhân vào BVĐK Xanh Pôn khám. Tại đây, kết quả xét nghiệm dịch tị hầu có dương tính với sởi, sau đấy bệnh nhân có suy hô hấp/khó thở, được chuyển đến Viện Y học nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Với bệnh cảnh ngày thứ 3 của bệnh: có sốt, viêm kết mạc mắt, phát ban vùng đầu mặt cổ, kèm viêm phổi kẽ cả 2 bên, bệnh nhân phải thở ôxy. Sau 3 ngày điều trị, dấu hiệu khó thở tăng lên, bệnh nhân được chỉ định thở máy không xâm nhập HFNC. Rất may, bệnh nhân đáp ứng tốt, sau 2 ngày bỏ được máy thở HFNC, chuyển sang thở ôxy kính.

Bệnh nhân nữ (50 tuổi, ở Đội Cấn, Hà Nội) có tiền sử ung thư máu, đã xạ trị 2 lần. Khi có triệu chứng phát ban vùng mặt, sốt cao, bệnh nhân vào BVĐK Xanh Pôn khám. Tại đây, kết quả xét nghiệm dịch tị hầu có dương tính với sởi, sau đấy bệnh nhân có suy hô hấp/khó thở, được chuyển đến Viện Y học nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Với bệnh cảnh ngày thứ 3 của bệnh: có sốt, viêm kết mạc mắt, phát ban vùng đầu mặt cổ, kèm viêm phổi kẽ cả 2 bên, bệnh nhân phải thở ôxy. Sau 3 ngày điều trị, dấu hiệu khó thở tăng lên, bệnh nhân được chỉ định thở máy không xâm nhập HFNC. Rất may, bệnh nhân đáp ứng tốt, sau 2 ngày bỏ được máy thở HFNC, chuyển sang thở ôxy kính.

Dù bệnh nhân đáp ứng tốt với thở ôxy kính, nhưng do tổn thương phổi nặng nên bệnh nhân 50 tuổi này vẫn chưa được xuất viện.

Dù bệnh nhân đáp ứng tốt với thở ôxy kính, nhưng do tổn thương phổi nặng nên bệnh nhân 50 tuổi này vẫn chưa được xuất viện.

Bệnh nhân nữ (38 tuổi, ở TP Nam Định) mắc sởi nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu, viêm kết mạc nặng, rất đau nhức không mở được mắt, kèm viêm phổi nặng, suy hô hấp, khó thở. Sau 1 tuần điều trị, bệnh đã đỡ nhiều, chuẩn bị được ra viện.

Bệnh nhân nữ (38 tuổi, ở TP Nam Định) mắc sởi nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu, viêm kết mạc nặng, rất đau nhức không mở được mắt, kèm viêm phổi nặng, suy hô hấp, khó thở. Sau 1 tuần điều trị, bệnh đã đỡ nhiều, chuẩn bị được ra viện.

Viện trưởng Đỗ Duy Cường khuyến cáo, hiện nay tại Việt Nam, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch. Nếu không điều trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Do dó, khi có triệu chứng sốt, phát ban, ho kéo dài, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Viện trưởng Đỗ Duy Cường khuyến cáo, hiện nay tại Việt Nam, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch. Nếu không điều trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Do dó, khi có triệu chứng sốt, phát ban, ho kéo dài, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Lưu Hường/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/nhieu-ca-soi-o-nguoi-lon-bien-chung-nang-phai-dieu-tri-tai-vien-y-hoc-nhiet-doi-post1190415.vov