Nhiều hoạt động, nghi lễ đặc sắc trong Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025

Lễ hội Khai ấn Đền Trần đầu Xuân tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đền Trần - Chùa Phổ Minh (thành phố Nam Định) tổ chức từ ngày 11 đến ngày 16 tháng Giêng là một trong những lễ hội mùa xuân tiêu biểu của vùng đất Thiên Trường xưa - Nam Định nay, nơi phát tích của Vương triều Trần. Nhiều năm qua, Lễ hội Khai ấn Đền Trần đã dần phục dựng các nghi lễ cổ quan trọng liên quan như Lễ rước kiệu Ngọc Lộ, Lễ rước Nước, tế Cá; Lễ rước kiệu Ấn và khai Ấn...

Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025 thu hút hàng vạn lượt du khách ở khắp mọi miền Tổ quốc về chiêm bái di tích. Năm nay, cơ sở hạ tầng khu vực tổ chức lễ hội tiếp tục được hoàn thiện nên không gian tổ chức được mở rộng với nhiều nghi lễ, hoạt động phong phú phục vụ du khách về dự hội, thưởng thức, cảm nhận các giá trị văn hóa truyền thống của cha ông truyền lại.

Dưới đây là một số hình ảnh về Lễ hội được phóng viên Báo Nam Định ghi nhân.

Mở đầu cho lễ hội Khai ấn Đền Trần là nghi Lễ rước Kiệu Ngọc Lộ - rước hương linh (chân nhang) Đức Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông từ Chùa Phổ Minh (Chùa Tháp) sang bái yết tiên tổ Trần triều và chứng kiến các nghi lễ thờ thủy tổ tại Đền Thiên Trường.

Mở đầu cho lễ hội Khai ấn Đền Trần là nghi Lễ rước Kiệu Ngọc Lộ - rước hương linh (chân nhang) Đức Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông từ Chùa Phổ Minh (Chùa Tháp) sang bái yết tiên tổ Trần triều và chứng kiến các nghi lễ thờ thủy tổ tại Đền Thiên Trường.

Đoàn rước kiệu xuất phát từ Đền Trần sang Chùa Phổ Minh với hàng trăm người, gồm đội múa lân, rồng, đội cờ ngũ sắc, nghi trượng, dàn bát âm, đoàn tế nam quan, đoàn tế nữ quan, kiệu sứ giả, kiệu Ngọc Lộ, theo sau là các già làng, phật tử tụng kinh.

Đoàn rước kiệu xuất phát từ Đền Trần sang Chùa Phổ Minh với hàng trăm người, gồm đội múa lân, rồng, đội cờ ngũ sắc, nghi trượng, dàn bát âm, đoàn tế nam quan, đoàn tế nữ quan, kiệu sứ giả, kiệu Ngọc Lộ, theo sau là các già làng, phật tử tụng kinh.

Lễ rước kiệu Ngọc Lộ biểu hiện cho sự dung nạp, dung hòa giữa tín ngưỡng dân tộc và tôn giáo (đạo Phật) của Việt Nam. Đây là nghi lễ có từ lâu đời, được ghi chép trong các tư liệu lịch sử và trong văn bia đặt tại Chùa Tháp.

Lễ rước kiệu Ngọc Lộ biểu hiện cho sự dung nạp, dung hòa giữa tín ngưỡng dân tộc và tôn giáo (đạo Phật) của Việt Nam. Đây là nghi lễ có từ lâu đời, được ghi chép trong các tư liệu lịch sử và trong văn bia đặt tại Chùa Tháp.

Người dân làng Tức Mặc đánh bắt cá quả (Triều đẩu) và cá chép (Long ngư) theo phương thức truyền thống trong nghi lễ rước Nước, tế Cá.

Người dân làng Tức Mặc đánh bắt cá quả (Triều đẩu) và cá chép (Long ngư) theo phương thức truyền thống trong nghi lễ rước Nước, tế Cá.

Lễ rước Nước, tế Cá - một lễ nghi truyền thống đặc sắc mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc tri ân công lao của tổ tiên triều đại nhà Trần - một Vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới, gắn bó với sông nước.

Lễ rước Nước, tế Cá - một lễ nghi truyền thống đặc sắc mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc tri ân công lao của tổ tiên triều đại nhà Trần - một Vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới, gắn bó với sông nước.

Cá sau khi kéo lưới bắt được đem lên bờ để lựa chọn những con to, khỏe, thả trong những chiếc thúng được sơn đỏ chót để chuyển lên kiệu thiết kế hình thuyền Rồng rồi rước trở về Đền Thiên Trường, thực hiện nghi lễ dâng Nước, tế Cá.

Cá sau khi kéo lưới bắt được đem lên bờ để lựa chọn những con to, khỏe, thả trong những chiếc thúng được sơn đỏ chót để chuyển lên kiệu thiết kế hình thuyền Rồng rồi rước trở về Đền Thiên Trường, thực hiện nghi lễ dâng Nước, tế Cá.

Đoàn rước Nước, tế Cá đi một vòng quanh giếng Rồng ở phía đông Đền Cố Trạch. Khi kiệu dừng trước giếng, nước trong giếng được kéo lên, cụ già đại diện bô lão địa phương được chọn thực hiện nghi thức lấy nước sẽ mở tấm vải đỏ phủ trên miệng chóe, múc 5 gáo nước theo tiếng trống giục đổ vào chóe. Quá trình lấy nước kết thúc sau 3 hồi trống, cụ già buộc miệng chóe nước và rước đặt lên kiệu.

Đoàn rước Nước, tế Cá đi một vòng quanh giếng Rồng ở phía đông Đền Cố Trạch. Khi kiệu dừng trước giếng, nước trong giếng được kéo lên, cụ già đại diện bô lão địa phương được chọn thực hiện nghi thức lấy nước sẽ mở tấm vải đỏ phủ trên miệng chóe, múc 5 gáo nước theo tiếng trống giục đổ vào chóe. Quá trình lấy nước kết thúc sau 3 hồi trống, cụ già buộc miệng chóe nước và rước đặt lên kiệu.

Kết thúc nghi lễ dâng Nước, tế Cá trong đền, cá được đưa đi phóng sinh ở sông Hồng tại khu vực đò Hữu Bị, xã Mỹ Trung (thành phố Nam Định).

Kết thúc nghi lễ dâng Nước, tế Cá trong đền, cá được đưa đi phóng sinh ở sông Hồng tại khu vực đò Hữu Bị, xã Mỹ Trung (thành phố Nam Định).

Người dân tham quan khu trưng bày sinh vật cảnh tại khu vực Quảng trường Đông A - nơi trưng bày hơn 600 cây cảnh, cây thế, cây bon sai có giá trị - tôn vinh một nghề truyền thống tương truyền có từ thời Trần, xuất phát từ việc chăm sóc hoa cây cảnh phục vụ trang trí cung điện và điền trang, thái ấp của các vương gia, quan lại...

Người dân tham quan khu trưng bày sinh vật cảnh tại khu vực Quảng trường Đông A - nơi trưng bày hơn 600 cây cảnh, cây thế, cây bon sai có giá trị - tôn vinh một nghề truyền thống tương truyền có từ thời Trần, xuất phát từ việc chăm sóc hoa cây cảnh phục vụ trang trí cung điện và điền trang, thái ấp của các vương gia, quan lại...

Gian hàng trưng bày đồ cổ phục vụ du khách đam mê cổ vật.

Gian hàng trưng bày đồ cổ phục vụ du khách đam mê cổ vật.

Ảnh: Khánh Dũng - Diệu Linh

Nguồn Nam Định: https://baonamdinh.vn/tin-tuc-su-kien/202502/nhieu-hoatdong-nghi-le-dac-sactrong-le-hoi-khai-an-den-tran-xuan-at-ty-nam-2025-98d13ba/