Nhiều thách thức trong việc đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than ở Đông Nam Á
Để nhận được sự hỗ trợ của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) trong việc xúc tiến đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than trong khu vực, các nước Đông Nam Á phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của chương trình. Nhiều thách thức đã được đặt ra.
ADB đang dẫn đầu một nhóm các công ty tài chính có kế hoạch tạo ra một mô hình hợp tác công tư để mua lại các nhà máy nhiệt điện than và khiến nó ngừng hoạt động trong vòng 15 năm tới, sớm hơn rất nhiều so với chu kỳ hoạt động của chúng.
Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA), mô hình mà ADB hướng tới sẽ chuẩn bị sẵn sàng tại hội nghị khí hậu COP26 tại Glasgow vào tháng 11, có thể là một yếu tố thay đổi quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng sang năng lượng tái tạo của Đông Nam Á.
Đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than đang là nhu cầu cấp bách trên toàn cầu nhằm sớm đưa mức phát thải khí nhà kính về 0.
IEEFA cho biết, để kế hoạch có hiệu quả, các chính phủ khu vực phải hỗ trợ mô hình này với việc tuân thủ các quy định và quản lý mạnh mẽ, để các nhà đầu tư bên ngoài có thể tự tin cam kết sẽ trao các khoản tiền đáng kể theo yêu cầu.
ADB vẫn chưa công bố chi tiết đầy đủ về những gì sẽ được yêu cầu từ các chính phủ tham gia.
Sẽ có rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện chuyển đổi năng lượng khi chính phủ các nước phải cân bằng giữa lợi ích các công ty điện công và tư, lợi ích về giá của người tiêu dùng khi triển khai kế hoạch này.
Wanhar, một nhà quản lý tại Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia, nói với một cuộc hội thảo trực tuyến vào đầu tuần này rằng chính phủ đã bắt đầu các cuộc đàm phán với các ngành công nghiệp điện và than trong nước theo một nghiên cứu của ADB về cách thực hiện mô hình tại Indonesia.
Ông nói: “Sẽ có rất nhiều thách thức trong quá trình này (chuyển đổi năng lượng), vì vậy rất tốt nếu có sự hỗ trợ của ADB”.
Khói và hơi nước bốc lên từ nhà máy nhiệt điện than do Indonesia Power sở hữu. (Ảnh Reuters)
Bộ năng lượng nước này đã không trả lời các câu hỏi về bất kỳ cuộc thảo luận tích cực nào với ADB và quan điểm của chính phủ về chương trình của ngân hàng này
Báo cáo của IEEFA cho thấy, cần một mức tài chính lớn để ngừng hoạt động một phần các nhà máy điện than ở Indonesia, Philippines và Việt Nam. Số tiền sẽ lên tới 55 tỉ USD, quá trình này phải mạnh mẽ, dứt khoát vì nếu không nó có thể ngốn hết nguồn tài chính cần thiết cho các hoạt động sạch quan trọng khác như các dự án năng lượng...
Nhà xuất khẩu than hàng đầu Indonesia cho biết họ sẽ loại bỏ nhiệt điện than vào năm 2056, nhưng họ đang phải vật lộn với việc làm thế nào để cân bằng mục tiêu phát thải với các khoản chi phí bù đắp cho ngành công nghiệp đang đóng góp 38 tỉ USD thu nhập nhờ xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm.
Mô hình của ADB liên quan đến việc mua và vận hành các nhà máy nhiệt điện than với chi phí vốn thấp hơn so với các nhà máy thương mại, cho phép chúng hoạt động với biên độ rộng hơn nhưng ít thời gian hơn để tạo ra lợi nhuận tương tự.