Những ai không nên ăn mướp đắng?

Mướp đắng là loại rau quen thuộc, có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn mướp đắng, đặc biệt những nhóm người này cần hạn chế hoặc tránh xa loại rau này.

Mướp đắng chứa nhiều vitamin C, B1, B12, canxi, kali, sắt, kẽm, chất xơ, protein, chất béo, và beta-caroten. Ảnh: st

Mướp đắng chứa nhiều vitamin C, B1, B12, canxi, kali, sắt, kẽm, chất xơ, protein, chất béo, và beta-caroten. Ảnh: st

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mướp đắng chứa nhiều vitamin C, B1, B12, canxi, kali, sắt, kẽm, chất xơ, protein, chất béo, và beta-caroten. Những thành phần này giúp cung cấp năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch, và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.

Tác dụng của mướp đắng với sức khỏe

- Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường type 2: Mướp đắng giúp giảm lượng đường trong máu và hỗ trợ quá trình chuyển hóa glucose, đặc biệt là cho những người mắc tiểu đường type 2.

- Giảm cholesterol trong máu: mướp đắng đóng vai trò trong việc giảm cholesterol, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm rủi ro các bệnh về tim mạch.

- Tăng cường hệ miễn dịch: khả năng kích thích hệ miễn dịch của mướp đắng giúp ngăn chặn bệnh tật và nhiễm khuẩn, đồng thời giảm nguy cơ mắc các vấn đề về đường hô hấp.

- Hỗ trợ giảm cân: mướp đắng có hàm lượng calo thấp, là lựa chọn tốt trong chế độ ăn kiêng, giúp duy trì cân nặng ổn định.

- Giảm tình trạng táo bón: chất xơ trong mướp đắng kích thích nhuận tràng, giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa.

Những nhóm người không nên ăn mướp đắng

- Người huyết áp thấp: trong mướp đắng có chứa chất charantin, Polypeptid-P và Vicine có khả năng làm hạ đường huyết, dẫn đến tụt huyết áp, do đó những người huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng.

- Người có vấn đề về hệ tiêu hóa: ăn quá nhiều mướp đắng có thể gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây tiêu chảy và ảnh hưởng đến dạ dày.

- Người bệnh tiểu đường: người mắc bệnh tiểu đường nên thận trọng khi sử dụng mướp đắng, đặc biệt là khi kết hợp với thuốc giảm đường trong máu.

- Người có bệnh gan thận: chất xơ trong mướp đắng khó tiêu và có thể ảnh hưởng đến người có vấn đề về gan thận.

- Người mới phẫu thuật: nếu bạn mới phẫu thuật, hạn chế ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau phẫu thuật để tránh ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát đường huyết.

- Phụ nữ mang thai và cho con bú: mướp đắng có thể gây co thắt tử cung và ảnh hưởng đến thai nhi, nên phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên tránh xa mướp đắng.

HP (tổng hợp)

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/nhung-ai-khong-nen-an-muop-dang-359354.html