Những ai không nên ăn nhiều rau má?

Trong y học cổ truyền rau má là một vị thuốc mát, vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tính chất giải nhiệt, giải độc, thông tiểu...nhiều người đặt câu hỏi ăn rau má thế nào thì tốt?

Rau má là một loại thảo dược bổ ích giúp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng, điều trị tình trạng mệt mỏi, trầm cảm, rối loạn tâm thần, bệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ.

Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để chữa trị chấn thương, lưu thông máu, say nắng, viêm amidan, khó tiêu, viêm loét dạ dày...

Rau má là món ăn bổ dưỡng của người dân nhiều nước trên thế giới. Trong ẩm thực Malayxia, rau má sống được dùng làm thành phần chính trong món salad trộn với hành tây, đậu phộng giã nhuyễn, bột đậu và nêm thêm nước cốt chanh và nước mắm.

Rau má trong ẩm thực Sri Lanka ,là loại rau lá xanh chủ yếu có sẵn ở địa phương, nơi nó được gọi là gotu kola hoặc vallaarai . Nó thường được chế biến như malluma , một món ăn truyền thống kèm với cơm và các món ăn chay, chẳng hạn như dal ,và cà ri mít hoặc bí ngô .

Ở Indonesia, rau má được dùng làm món sambai oi peuga-ga , một loại salad Aceh. Còn ở Campuchia , Việt Nam và Thái Lan , rau má được dùng để pha chế đồ uống hoặc có thể ăn sống trong món salad hoặc món xào khác.

Các món ăn bổ dưỡng từ rau má trong ẩm thực Việt Nam

Gỏi rau má trộn thịt bò: 300g thịt bò, 200g rau má, 1 củ hành tây và gia vị vừa đủ. Chỉ cần xào sơ thịt bò, rồi trộn cùng rau má và nước sốt, trộn đều lên thế là dùng được rồi.

Món rau má nộm được nhiều người ưa dùng.

Món rau má nộm được nhiều người ưa dùng.

Gỏi rau má chay nấm bào ngư: rau má 200g, nấm bào ngư 150g, gia vị vừa đủ. Sau khi xào nấm bào ngư thì tiến hành trộn đều cùng rau má và nước sốt, hương vị tươi mát, giòn giòn của rau má sẽ khiến mọi người yêu thích

Gỏi rau má tôm thịt: Rau má 200g, 1 trái cà rốt, thịt ba chỉ 200g, tôm 150g, gia vị vừa đủ. Sau khi hoàn thành, rắc thêm ít mè rang là món ăn thấm đậm vị chua chua ngọt ngọt, đặc biệt rau má giòn giòn, cùng tôm và thịt ba chỉ thì tươi ngon.

Canh rau má thịt băm: rau má 200g, thịt heo xay 150g, gia vị vừa đủ. Tô canh rau má nóng hổi quá là kích thích, nước dùng nhờ được ninh từ xương heo nên ngọt thanh vô cùng, đã thế từng viên thịt băm săn chắc thịt, quyện với rau má giòn giòn.

Canh rau má tôm khô: rau má 200g, tôm khô 50g, gia vị vừa đủ. Nước canh thì đậm đà gia vị, bên cạnh vị ngon ngọt thanh từ tôm khô, thì còn là sự pha lẫn của rau má tươi xanh, rắc thêm ít tiêu xay nữa là thành một món ăn bổ dưỡng trong ngày hè.

Rau má xào tỏi: Rau má 300g, và 1 củ tỏi, gia vị vừa đủ. Bên cạnh hương thơm đến nức mũi từ tỏi lan tỏa, thì rau má còn được xào tươi xanh, giữ trọn vẹn nguyên vị giòn giòn thanh mát như ban đầu.

Rau má xào thịt dê: thịt dê tươi 500g, rau má 200g, 1 củ hành tây, và gia vị vừa đủ. Thịt dê sau khi được ướp đậm đà gia vị, thì xào lên rồi bày biện ra cùng rau má. Như vậy sẽ rau má sẽ giữ được toàn bộ sự thanh mát, thơm ngon mà không hề mất đi.

Canh rau má tôm tươi: rau má 200g, tôm tươi 300g, gia vị vừa đủ. Những ngày nóng bức mà có ngay tô canh rau má tôm tươi ăn cùng bát cơm trắng thì không có gì bằng.

Canh rau má nấu nấm rơm: rau má 200g, thịt heo 150g, nấm 100g, xương lơn 10 miếng, gia vị vừa đủ. Nấm rơm thì mềm mềm tươi ngon, quyện với rau má xanh mướt, thanh mát.

Rau má xào thịt ngan: thị ngan 800g, rau má 300g, gia vị vừa đủ. Sau khi hoàn thành, hương thơm thoang thoảng của món ăn lan tỏa khắp nơi, thịt ngan mềm mềm đậm vị, kết hợp cùng rau má tươi xanh giòn giòn.

Một số lưu ý khi sử dụng rau má

Một số lưu ý khi sử dụng rau má

Ảnh hưởng đến tiêu hóa: Rau má có tính hàn, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy nhẹ. Rau má thường được uống sống nên quá trình chế biến nếu không đảm bảo vệ sinh cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa cho người dùng.

Giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai: Phụ nữ nếu dùng rau má lâu ngày có thể làm giảm khả năng mang thai. Loại rau này cũng gây nguy cơ sảy thai nếu sử dụng trong thai kì.

Vì thế, phụ nữ đang trong thời kỳ sinh nở và phụ nữ có thai không nên dùng nhiều loại rau này.

Làm tăng cholesterol và lượng đường trong máu: Rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.

Không chỉ vậy, đối với người đang có 2 bệnh trên, dùng rau má cùng với uống thuốc điều trị có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.

Người bệnh tim mạch hoặc huyết áp cao uống loại thuốc lợi tiểu: Vì rau má có thể loại bỏ lượng nước dư thừa qua nước tiểu nên nếu kết hợp với thuốc lợi tiểu sẽ dẫn đến mất nhiều nước.

Người lớn tuổi: Những người trên 65 tuổi nên dùng ít rau má hơn.

Mặc dù rau má nói chung là an toàn để sử dụng, nhưng do nguy cơ gây tổn thương gan, chỉ nên dùng rau má trong thời gian ngắn, không quá 14 ngày.

Không dùng rau má khi uống thuốc: Khi đang uống thuốc tây thì không nên sử dụng rau má, bởi trong thành phần của rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật... làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Ngoài ra, nước rau má cũng làm giảm tác dụng của insulin và thuốc tiểu đường, thuốc trị bệnh mỡ máu khiến cho bệnh tình của bạn tăng nặng.

Những người đang uống thuốc trị các bệnh kể trên hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng rau má.

Tóm lại: Rau má tuy là thực phẩm lành tính nhưng cũng có dược tính cao. Theo nhiều khuyến cáo rau má mặc dù an toàn nhưng không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, những người mắc bệnh gan hoặc có tiền sử các bệnh tổn thương da, ung thư không nên dùng. Lượng dùng cho một ngày của một người bình thường được các nhà khoa học khuyên dùng là 1 cốc nước rau má, tương đương 40g rau.

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nhung-ai-khong-nen-an-nhieu-rau-ma-169240429091241145.htm