Những điều nên biết để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella
Người tiêu dùng nên lựa chọn thực phẩm sạch, nguồn gốc rõ ràng và lưu ý về cách chế biến, bảo quản để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Báo cáo mới đây của Viện Nghiên cứu chăn nuôi quốc tế phối hợp với Trường đại học Y tế công cộng tại Tọa đàm “Chuyển tải thông điệp an toàn thực phẩm tới công chúng thông qua tăng cường hợp tác giữa nghiên cứu và báo chí - trường hợp thực phẩm có nguồn gốc động vật” cho biết, Salmonella là 1 trong 4 vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy hàng đầu trên toàn cầu.
Cũng trong một khảo sát được thực hiện bởi 2 tổ chức trên tại một số địa phương, mức độ ô nhiễm của vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Salmonella trên thịt heo khi thịt được bày bán và đến tay người tiêu dùng có thể lên đến 58%.
Không chỉ có trong thịt heo, vi khuẩn này cũng được tìm thấy ở các nguồn thực phẩm thường dùng trong bữa ăn hàng ngày như thịt gia cầm, trứng sống, thức ăn sống… không đảm bảo vệ sinh, không có nguồn gốc rõ ràng.
Hầu hết những người bị nhiễm khuẩn Salmonella sẽ gặp các triệu chứng như sốt cao, tiêu chảy, nhiễm độc thần kinh gây mất ngủ, đau đầu. Một số trường hợp nặng còn có biểu hiện sốt li bì, mê sảng. Tuy hiếm xảy ra nhưng nhiễm vi khuẩn Salmonella còn có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.
Nguy cơ nhiễm Salmonella từ thói quen thường ngày
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến nhiễm khuẩn Salmonella xuất phát từ thói quen lựa chọn và chế biến thức ăn hằng ngày. Thực phẩm không rõ ràng về nguồn gốc, không được sản xuất theo quy trình sạch, công đoạn giết mổ và bày bán cũng chưa đảm bảo các điều kiện an toàn thực phẩm đều là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ ô nhiễm Salmonella trên thịt và một số thực phẩm khác.
Khi đến tay người tiêu dùng, nếu thực phẩm không được chế biến kỹ; sử dụng lẫn lộn dao, thớt cho cả thực phẩm sống và chín… thì khả năng rất cao người sử dụng sẽ nhiễm khuẩn từ thức ăn có chứa vi khuẩn gây hại và dẫn đến các bệnh về tiêu hóa, đường ruột hay ngộ độc thực phẩm nặng.
Bên cạnh đó, tủ lạnh cũng là nơi dễ khiến cho thức ăn nhiễm khuẩn nếu không bảo quản đúng cách. Nhiều người thường có thói quen trữ chung tất cả thực phẩm chưa dùng đến trong tủ lạnh, từ chưa qua chế biến, chế biến sơ đến món ăn đã được chế biến.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn chéo (vi khuẩn và virus được chuyển từ một bề mặt bị nhiễm khuẩn sang một bề mặt khác chưa bị nhiễm, phổ biến nhất là Salmonella, Listeria, E. coli, Staphylococcus aureus…) khiến thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh không còn đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khỏe cho người tiêu dùng.
Chọn thịt có nguồn gốc rõ ràng, cam kết vệ sinh ATTP
Người tiêu dùng hoàn toàn có thể bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và giảm tỷ lệ nhiễm các loại vi khuẩn ở trên bằng cách lựa chọn thật kỹ nguồn thực phẩm sử dụng hằng ngày. Đối với thịt heo và các loại thịt khác, nên lựa chọn nguồn thịt có nguồn gốc rõ ràng, được bày bán và bảo quản trong điều kiện sạch sẽ hoặc thịt có thương hiệu và cam kết rõ ràng của nhà sản xuất về các tiêu chí an toàn thực phẩm cho khách hàng.
Vừa qua, Công ty BaF Việt Nam đã giới thiệu sản phẩm thịt heo ăn chay với thương hiệu BaF Meat. Điểm đặc biệt của sản phẩm này là đàn heo chỉ ăn chay, ăn cám có thành phần từ gốc thực vật và một số thảo dược tự nhiên.
Thực tế các khảo sát đánh giá của các nhà nghiên cứu cũng cho thấy, nếu nguồn thức ăn chăn nuôi chỉ sử dụng nguyên liệu từ gốc thực vật sẽ giảm nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe vật nuôi và liên quan đến an toàn thực phẩm như Salmonella, E. coli đến 3,9 lần so với loại thức ăn có chứa nguồn gốc động vật.
Đặc biệt, thịt heo ăn chay BaF là sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quy trình từ nguồn thức ăn chay, công nghệ chăn nuôi châu Âu, giết mổ và phân phối độc quyền trong chuỗi siêu thị SibaFood. Việc kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quy trình sẽ tạo nên nguồn thịt sạch, không tồn dư kháng sinh, không sử dụng thuốc tăng trọng, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Thịt khi được bán cho người tiêu dùng cũng được bảo quản trong các tủ kính duy trì nhiệt độ từ 0-4 độ C. Thịt khay luôn đảm bảo các tiêu chí an toàn, thịt nóng chỉ bán trong ngày.
Cách bảo quản thực phẩm đúng cách trong tủ lạnh
Sơ chế thực phẩm trước khi cất vào tủ lạnh
Với thịt, cá hay bất kỳ đồ tươi sống, hải sản tươi sống nào khác, bạn đều phải rửa sạch và thực hiện hấp/luộc sơ qua. Khi chúng đã được làm chín tương đối, việc cất thực phẩm vào tủ lạnh sẽ khiến thực phẩm hạn chế phát sinh vi khuẩn gây nhiễm khuẩn chéo.
Bảo quản thực phẩm chín như thế nào?
Nên bảo quản thực phẩm đã được làm chín trong các hộp đậy kín. Nếu bạn cất thực phẩm chín trong hộp nhưng không đậy kín hộp thì cũng không có tác dụng bảo quản thực phẩm. Sử dụng loại hộp thủy tinh, tránh sử dụng hộp nhựa tái chế hay hộp nhựa một lần vì mức độ độc hại rất lớn.
Nguồn VTC: https://vtc.vn/nhung-dieu-nen-biet-de-tranh-nguy-co-nhiem-khuan-salmonella-ar717112.html