Những dòng sông huyền thoại

Vùng đất Cà Mau địa bàn sông ngòi chằng chịt. Những con sông đã đi cùng năm tháng, gắn bó bền chặt với lịch sử vùng đất cuối trời Tổ quốc. Ðặc biệt, nhiều con sông in đậm chiến công oai hùng của quân và dân Cà Mau trong 2 cuộc kháng chiến, chống thực dân và đế quốc xâm lược, cùng dân tộc.

Cùng điểm qua những dòng sông huyết mạch mang trên mình huyền thoại ở xứ Cà Mau.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, sông Tam Giang (hay còn gọi là sông Cửa Lớn, sông Năm Căn) đã trở thành mồ chôn của “Hạm đội nhỏ” Hoa Kỳ. Chỉ tính từ tháng 1-12/1970, có 111 trận đánh tàu trên sông Tam Giang, làm chìm, cháy, hư hỏng 192 tàu, trong đó có 18 tiểu pháo hạm, 2 tàu vận tải quân sự; làm chết và bị thương trên 3 ngàn tên địch.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, sông Tam Giang (hay còn gọi là sông Cửa Lớn, sông Năm Căn) đã trở thành mồ chôn của “Hạm đội nhỏ” Hoa Kỳ. Chỉ tính từ tháng 1-12/1970, có 111 trận đánh tàu trên sông Tam Giang, làm chìm, cháy, hư hỏng 192 tàu, trong đó có 18 tiểu pháo hạm, 2 tàu vận tải quân sự; làm chết và bị thương trên 3 ngàn tên địch.

Sông Cái Tàu (U Minh), bắt nguồn từ dòng Sông Trẹm, đổ ra biển Tây. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân ta đã làm nên nhiều chiến công oanh liệt, trong đó có cuộc nổi dậy chống giặc Pháp của hai anh em Ðỗ Thừa Luông và Ðỗ Thừa Tự, vào cuối thế kỷ 19, và nhiều trận chiến nhận chìm tàu giặc trên sông Cái Tàu trong những năm chống Mỹ.

Sông Cái Tàu (U Minh), bắt nguồn từ dòng Sông Trẹm, đổ ra biển Tây. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân ta đã làm nên nhiều chiến công oanh liệt, trong đó có cuộc nổi dậy chống giặc Pháp của hai anh em Ðỗ Thừa Luông và Ðỗ Thừa Tự, vào cuối thế kỷ 19, và nhiều trận chiến nhận chìm tàu giặc trên sông Cái Tàu trong những năm chống Mỹ.

Sông Ông Ðốc (hay còn gọi là Khoa Giang) gắn liền giai thoại về Ðô đốc Nguyễn Văn Vàng liều mình cứu Nguyễn Ánh. Chúa bình an vô sự, còn ông Ðô đốc Vàng bị quân Tây Sơn giết, thây chìm dưới sông sâu, từ đó ông được dân gian truyền tụng, ca ngợi, thành tên gọi sông Ông Ðốc. Năm 1954, sau khi Hiệp định Geneve được ký kết, cửa Sông Ðốc được chọn làm bến tập kết 200 ngày đêm để đưa bộ đội và đồng bào miền Nam ra Bắc học tập.

Sông Ông Ðốc (hay còn gọi là Khoa Giang) gắn liền giai thoại về Ðô đốc Nguyễn Văn Vàng liều mình cứu Nguyễn Ánh. Chúa bình an vô sự, còn ông Ðô đốc Vàng bị quân Tây Sơn giết, thây chìm dưới sông sâu, từ đó ông được dân gian truyền tụng, ca ngợi, thành tên gọi sông Ông Ðốc. Năm 1954, sau khi Hiệp định Geneve được ký kết, cửa Sông Ðốc được chọn làm bến tập kết 200 ngày đêm để đưa bộ đội và đồng bào miền Nam ra Bắc học tập.

Sông Bến Dựa là nơi diễn ra trận đánh Bến Dựa cách đây 64 năm. Ngày 25/3/1960, quân dân ta đã đánh tàu giặc trên sông này, chỉ hơn 2 tiếng đồng hồ đã diệt và bắt sống 150 tên địch, thu 1 khẩu cối 60 mm, 12 trung liên, 40 súng tiểu liên, 4 máy thông tin, 1 máy chiếu phim và toàn bộ đạn dược, quân trang, quân dụng của địch.

Sông Bến Dựa là nơi diễn ra trận đánh Bến Dựa cách đây 64 năm. Ngày 25/3/1960, quân dân ta đã đánh tàu giặc trên sông này, chỉ hơn 2 tiếng đồng hồ đã diệt và bắt sống 150 tên địch, thu 1 khẩu cối 60 mm, 12 trung liên, 40 súng tiểu liên, 4 máy thông tin, 1 máy chiếu phim và toàn bộ đạn dược, quân trang, quân dụng của địch.

Vàm Lũng, nơi tiếp nhận vũ khí từ con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển. Ngày 11/10/1962, chuyến tàu đầu tiên của Ðoàn tàu Không số mang phiên hiệu “Phương Ðông 1”, chở 30 tấn vũ khí từ bến Ðồ Sơn, Hải Phòng cập bến Vàm Lũng an toàn. Từ năm 1962-1970, bến Vàm Lũng tiếp nhận 75 tàu, với trên 4.400 tấn vũ khí, trang thiết bị cung cấp cho chiến trường miền Nam.

Vàm Lũng, nơi tiếp nhận vũ khí từ con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển. Ngày 11/10/1962, chuyến tàu đầu tiên của Ðoàn tàu Không số mang phiên hiệu “Phương Ðông 1”, chở 30 tấn vũ khí từ bến Ðồ Sơn, Hải Phòng cập bến Vàm Lũng an toàn. Từ năm 1962-1970, bến Vàm Lũng tiếp nhận 75 tàu, với trên 4.400 tấn vũ khí, trang thiết bị cung cấp cho chiến trường miền Nam.

Sông Chắc Băng, nối từ ngã Sông Trẹm về Vĩnh Thuận (Kiên Giang), lúc trước chưa có tên gọi. Trong những ngày bôn tẩu bị quân Tây Sơn tầm sát, Nguyễn Ánh lâm bệnh nặng. Tưởng chừng không qua khỏi nên ông than thở với quan quân: “Chắc Trẫm băng rồi”. Dân gian nhớ sự kiện trên nên gọi là sông Chắc Băng.

Sông Chắc Băng, nối từ ngã Sông Trẹm về Vĩnh Thuận (Kiên Giang), lúc trước chưa có tên gọi. Trong những ngày bôn tẩu bị quân Tây Sơn tầm sát, Nguyễn Ánh lâm bệnh nặng. Tưởng chừng không qua khỏi nên ông than thở với quan quân: “Chắc Trẫm băng rồi”. Dân gian nhớ sự kiện trên nên gọi là sông Chắc Băng.

Huỳnh Lâm thực hiện

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/nhung-dong-song-huyen-thoai-a33868.html