Những hiện vật vô giá của Chiến dịch Hồ Chí Minh

Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch lịch sử, mang tính quyết định đem lại thắng lợi hoàn toàn cho cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. 50 năm trôi qua nhưng những hiện vật từ sự kiện này vẫn là lời nhắc nhở cho các thế hệ sau về một chương sử vẻ vang của dân tộc.

Những ngày này, người dân đến tham quan Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh có dịp chiêm ngắm nhiều hiện vật giá trị của chiến dịch lịch sử, trong số đó có hiện vật được xếp hạng là Bảo vật quốc gia. Đó là “Cuốn Sổ trực ban Chiến dịch Hồ Chí Minh” được trang trọng trưng bày tại bảo tàng.

Cuốn sổ có bìa nhựa màu nâu, gồm 63 trang, được các sĩ quan trực ban tác chiến tại Sở chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh ghi lại diễn biến chiến dịch từ ngày 25/4/1975 đến ngày 01/5/1975. Sổ trực ban này được đồng chí Nguyễn Hoàng Vỵ lưu giữ, trân trọng như một báu vật linh thiêng. Mỗi dịp 30/4, đồng chí Vỵ đặt cuốn sổ lên bàn thờ thắp nhang mời gọi đồng chí, đồng đội về chung niềm vui chiến thắng với dân tộc.

Năm 2005, đồng chí đã trao cuốn sổ cho Bảo tàng Quân khu 7 trưng bày, lưu giữ.

Cuốn sổ trực ban Chiến dịch Hồ Chí Minh được xếp hạng là bảo vật quốc gia đang được trưng bày ở bảo tàng

Cuốn sổ trực ban Chiến dịch Hồ Chí Minh được xếp hạng là bảo vật quốc gia đang được trưng bày ở bảo tàng

Cuốn sổ ghi lại lại tình hình địch-ta, diễn biến trên chiến trường Miền Đông và vùng đồng bằng sông Cửu Long trong chiến dịch Hồ Chí Minh

Cuốn sổ ghi lại lại tình hình địch-ta, diễn biến trên chiến trường Miền Đông và vùng đồng bằng sông Cửu Long trong chiến dịch Hồ Chí Minh

Đến Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh trong những ngày này, người dân còn được chiêm ngắm các hiện vật vô giá khác của chiến dịch nằm trong khuôn khổ của triển lãm chuyên đề "50 năm vang mãi bản hùng ca". Triển lãm trưng bày 44 hình ảnh, tài liệu phản ánh sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, nỗ lực và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 qua các chiến dịch tiêu biểu, tạo thế, tạo lực để tiến tới Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó là 80 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khẳng định tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử to lớn của Chiến dịch Hồ Chí Minh đưa đến thắng lợi vẻ vang của toàn dân tộc.

Hiện vật là vũ khí được sử dụng trong cuộc tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử:

Loa và vũ khí của nhân dân miền Nam trong hoạt động nổi dậy cướp chính quyền vào những ngày tháng 4 lịch sử 1975

Loa và vũ khí của nhân dân miền Nam trong hoạt động nổi dậy cướp chính quyền vào những ngày tháng 4 lịch sử 1975

Lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và các trang báo vào thời điểm giải phóng Sài Gòn

Lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và các trang báo vào thời điểm giải phóng Sài Gòn

Vật dụng của bộ đội tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Vật dụng của bộ đội tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Xe tăng số hiệu 848 tham gia trận tấn công tiến vào Dinh Độc Lập trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Xe tăng số hiệu 848 tham gia trận tấn công tiến vào Dinh Độc Lập trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Khẩu pháo 130mm dùng để khống chế sân bay Tân Sơn Nhất từ chiều ngày 29/4/1975 trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Khẩu pháo 130mm dùng để khống chế sân bay Tân Sơn Nhất từ chiều ngày 29/4/1975 trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Khẩu pháo 105 mm của Quân đoàn 3 dùng để áp chế trận địa pháo của địch ở khu vực tây bắc Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Khẩu pháo 105 mm của Quân đoàn 3 dùng để áp chế trận địa pháo của địch ở khu vực tây bắc Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Anh Duy

Nguồn CA TP.HCM: http://congan.com.vn/tin-chinh/50-nam-giai-phong-mien-nam-thong-nhat-dat-nuoc/nhung-hien-vat-vo-gia-cua-chien-dich-ho-chi-minh-lich-su_177302.html