Những lợi ích cơ bản người dân được hưởng sau khi đăng ký bảo hiểm xã hội bắt buộc
Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. Vậy thủ tục đăng ký loại bảo hiểm bắt buộc gồm những gì? Chuyên trang Gia đình & Xã hội chia sẻ bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề này.
Các loại bảo hiểm bắt buộc mới nhất
Tại Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về bảo hiểm bắt buộc như sau:
- Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội.
- Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
+ Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
+ Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
+ Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
+ Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định tại Khoản 1, Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
- Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ mua bảo hiểm bắt buộc và được lựa chọn tham gia bảo hiểm bắt buộc tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai.
- Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc không được từ chối bán khi tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu
Theo quy định tại Điều 23 Quyết định số 595/QĐ-BHXH thì hồ sơ đăng ký bảo hiểm xã hội bắt buộc lẫn đầu bao gồm:
Đối với người lao động
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Giấy tờ chứng minh.
Hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Đối với người sử dụng lao động
Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của BHXH hoặc nộp qua mạng điện tử.
Bước 2: Đóng tiền bảo hiểm xã hội
Người nộp hồ sơ đóng tiền BHXH bắt buộc theo một trong ba phương thức:
Đóng hàng tháng.
Đóng 03 tháng một lần.
Đóng 06 tháng một lần.
Bước 3: Nhận kết quả
Người tham gia bao hiểm xã hội bắt buộc sẽ được nhận các kết quả sau:
Thông báo mã số BHXH.
Sổ BHXH.
Tờ rời sổ BHXH.
Đóng bảo hiểm bắt buộc được hưởng những quyền và lợi ích gì?
Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có 5 lợi ích
Căn cứ Khoản 1, Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội, người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được nhận các quyền lợi sau:
Hưởng chế độ ốm đau
Người lao động được nghỉ làm và nhận trợ cấp khi bản thân ốm đau hoặc con dưới 7 tuổi ốm đau.
Hưởng chế độ thai sản
Lao động nam và lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội đều được hưởng chế độ thai sản khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, thực hiện các biện pháp tránh thai.
Hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả các quyền lợi sau:
- Trợ cấp một lần hoặc hằng tháng.
- Tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.
- Trợ cấp phục vụ.
- Trợ cấp một lần khi chết.
- Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị tai nạn, bệnh nghề nghiệp.
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi trở lại làm việc.
Hưởng chế độ hưu trí
Người lao động đóng đủ tuổi và đủ số năm tối thiểu để hưởng lương hưu sẽ được giải quyết hưởng lương hưu hằng tháng.
Thay vì nhận lương hưu, người lao động có thể chọn rút bảo hiểm xã hội một lần khi có đủ điều kiện.
Hưởng chế độ tử tuất
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc qua đời, thân nhân của người này sẽ được hưởng chế độ tử tuất với 02 khoản tiền: Trợ cấp mái táng và trợ cấp tuất một lần hoặc tuất hằng tháng.
Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có 2 lợi ích
Căn cứ Khoản 2, Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội, người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được nhận các lợi ích sau:
Hưởng chế độ hưu trí
Người lao động đóng đủ tuổi và đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 20 năm trở lên sẽ được giải quyết hưởng lương hưu hằng tháng.
Thay vì nhận lương hưu, người lao động cũng có thể chọn rút bảo hiểm xã hội một lần khi có đủ điều kiện.
Hưởng chế độ tử tuất
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện qua đời, thân nhân của người này sẽ được hưởng chế độ tử tuất với trợ cấp mái táng và trợ cấp tuất một lần.