Những lưu ý quan trọng trong giấc ngủ trưa của người trên 50 tuổi

Người trên 50 tuổi tránh ngủ trưa hơn 30 phút, không ăn quá no trước khi ngủ, tránh bật dậy mạnh...

Với những người trên 50 tuổi, không nên nằm sấp khi ngủ trưa. (Nguồn: Pinterest)

Với những người trên 50 tuổi, không nên nằm sấp khi ngủ trưa. (Nguồn: Pinterest)

Ăn quá no trước khi đi ngủ

Để cung cấp năng lượng cần thiết cho quá trình tiêu hóa sau bữa trưa, một lượng lớn máu sẽ chảy về dạ dày. Ngủ vào lúc này có thể gây khó tiêu ở trường hợp nhẹ và các bệnh về đường tiêu hóa nếu nặng.

Nằm sấp khi ngủ

Ngủ sấp dễ gây thiếu máu não, về lâu dài còn có thể gây biến dạng cột sống, căng cơ thắt lưng.

Hơn nữa, tư thế này còn có thể chèn ép nhãn cầu và ngực, khiến hô hấp, lưu thông máu và dẫn truyền thần kinh kém.

Đứng dậy quá mạnh

Chức năng thể chất của người trung niên và người già tương đối yếu, đứng dậy đột ngột dễ khiến bạn cảm thấy mắt tối sầm. Nếu độ đàn hồi của mạch máu yếu, huyết áp có thể bị ảnh hưởng, gây chóng mặt đột ngột. Điều này cũng có thể xảy ra ở người trẻ.

Ngủ trưa lâu

Khi phân tích dữ liệu ngủ trưa của 310.000 người, bác sĩ Pan Zhe từ Bệnh viện liên kết đầu tiên của Đại học Y Quảng Châu, Trung Quốc, cho biết, so với những người không ngủ trưa, ngủ trưa hơn 1 giờ sẽ tăng nguy cơ tử vong 30%.

Trùng hợp, Đại học California, Mỹ đã theo dõi dữ liệu giấc ngủ ngắn của 1.065 người cao tuổi và phát hiện, thời gian ngủ trưa có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer. Những người ngủ trưa hơn 1 giờ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khoảng 40 lần.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Đại học Quốc gia Ireland cho thấy, những người ngủ trưa hơn 1 tiếng có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 1,88 lần so với những người không ngủ trưa.

Vậy ngủ trưa bao lâu là đủ? Thời gian ngủ trưa của mỗi người khác nhau tùy theo thể trạng, nhưng nhìn chung, hiệu quả phục hồi năng lượng tốt nhất là có giấc ngủ trưa trong vòng 30 phút.

Những người không nên ngủ trưa

- Người bị mất ngủ buổi đêm, ngủ trưa có thể làm trầm trọng thêm việc bạn mất ngủ vào buổi đêm.

- Những người trên 65 tuổi, thừa cân có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não cao hơn vì máu nhớt hơn khi ngủ trưa.

- Người bị huyết áp thấp, việc ngủ trưa sẽ khiến huyết áp trong cơ thể giảm và ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

- Những người có hệ tuần hoàn máu kém, huyết áp trong não sẽ giảm sau khi ngủ trưa, nếu lượng máu cung cấp không được lưu thông kịp thời, lượng oxy cho não sẽ giảm và tình trạng chóng mặt trầm trọng hơn.

(theo Ngôi sao)

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/nhung-luu-y-quan-trong-trong-giac-ngu-trua-cua-nguoi-tren-50-tuoi-253553.html