Những ngôi chùa có kiến trúc ấn tượng nhất thế giới

Phật giáo là một trong những tín ngưỡng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay nhờ có bề dày lịch sử lâu đời và sự linh thiêng. Kiến trúc vô cùng đặc sắc của các ngôi chùa cũng tạo được sự ấn tượng cho tôn giáo này.

Chùa Bạch Long là công trình kiến trúc độc nhất vô nhị của Thái Lan nằm tại tỉnh Chiang Rai. Toàn bộ ngôi chùa mang sắc trắng, cùng với vô vàn hình rồng uốn lượn đúng như tên gọi của nó Bạch Long tức là rồng trắng. Được biết rất nhiều kim loại bằng bạc đã được dùng để kiến tạo nên ngôi chùa này, trong ánh sáng lung linh ngôi chùa này đẹp hơn bao giờ hết.

Chùa Bạch Long là công trình kiến trúc độc nhất vô nhị của Thái Lan nằm tại tỉnh Chiang Rai. Toàn bộ ngôi chùa mang sắc trắng, cùng với vô vàn hình rồng uốn lượn đúng như tên gọi của nó Bạch Long tức là rồng trắng. Được biết rất nhiều kim loại bằng bạc đã được dùng để kiến tạo nên ngôi chùa này, trong ánh sáng lung linh ngôi chùa này đẹp hơn bao giờ hết.

Chùa Shwedagon, Yangon, Myanmar: Có thể coi đây là ngôi chùa lấp lánh nhất châu Á khi toàn bộ bảo tháp cao 110 m được bao phủ hoàn toàn bằng vàng. Đỉnh chùa được nạm 4.531 viên kim cương, trong đó viên lớn nhất nặng 72 carat.

Chùa Shwedagon, Yangon, Myanmar: Có thể coi đây là ngôi chùa lấp lánh nhất châu Á khi toàn bộ bảo tháp cao 110 m được bao phủ hoàn toàn bằng vàng. Đỉnh chùa được nạm 4.531 viên kim cương, trong đó viên lớn nhất nặng 72 carat.

Borobudur, Java, Indonesia: Trong khi Shwedagon tỏa sáng lấp lánh, ngôi chùa Borobodur lại có phần trầm bình hơn. Tọa lạc tại thung lũng Java ở Indonesia, Borobodur khoác lên mình lớp áo tối màu của đá với dáng vẻ an yên. Được xây dựng theo truyền thống Đại thừa vào khoảng năm 800 sau Công nguyên, đây là tượng đài Phật giáo lớn nhất thế giới.

Borobudur, Java, Indonesia: Trong khi Shwedagon tỏa sáng lấp lánh, ngôi chùa Borobodur lại có phần trầm bình hơn. Tọa lạc tại thung lũng Java ở Indonesia, Borobodur khoác lên mình lớp áo tối màu của đá với dáng vẻ an yên. Được xây dựng theo truyền thống Đại thừa vào khoảng năm 800 sau Công nguyên, đây là tượng đài Phật giáo lớn nhất thế giới.

Đền Harmandir Sahib, Amritsar, Ấn Độ: Tòa nhà linh thiêng nhất trong tôn giáo Sikh, Harmandir Sahib hay còn được gọi là “Đền Vàng”, được xây dựng vào thế kỷ 16 để đánh dấu vị trí bên cạnh một hồ nước nơi Đức Phật và Đạo sư Nanak, người sáng lập đạo Sikh, từng thiền định.

Đền Harmandir Sahib, Amritsar, Ấn Độ: Tòa nhà linh thiêng nhất trong tôn giáo Sikh, Harmandir Sahib hay còn được gọi là “Đền Vàng”, được xây dựng vào thế kỷ 16 để đánh dấu vị trí bên cạnh một hồ nước nơi Đức Phật và Đạo sư Nanak, người sáng lập đạo Sikh, từng thiền định.

Angkor Wat, Campuchia: Xây dựng với mục đích ban đầu như một ngôi đền Hindu vào thế kỷ thứ 12, quần thể đền thờ Angkor Wat được coi là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, có diện tích 162,6 ha với hơn 100 đền tháp rộng lớn. Nơi đây đã vinh dự đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa Thế giới do UNESCO công nhận vào năm 1992.

Angkor Wat, Campuchia: Xây dựng với mục đích ban đầu như một ngôi đền Hindu vào thế kỷ thứ 12, quần thể đền thờ Angkor Wat được coi là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, có diện tích 162,6 ha với hơn 100 đền tháp rộng lớn. Nơi đây đã vinh dự đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa Thế giới do UNESCO công nhận vào năm 1992.

Tu viện Paro Taktsang được xây dựng xung quanh động Taktsang Senge Samdup, nơi được cho là ngài Liên Hoa Sinh đã tọa thiền trong vòng ba tháng lúc ngài đến tịnh tu tại Paro Taktsang vào thế kỷ thứ 8. Để đến được tu viện Taktsang Palphug, bạn phải vượt qua con đường núi vô cùng hiểm trở.

Tu viện Paro Taktsang được xây dựng xung quanh động Taktsang Senge Samdup, nơi được cho là ngài Liên Hoa Sinh đã tọa thiền trong vòng ba tháng lúc ngài đến tịnh tu tại Paro Taktsang vào thế kỷ thứ 8. Để đến được tu viện Taktsang Palphug, bạn phải vượt qua con đường núi vô cùng hiểm trở.

Là một tòa lâu đài tráng lệ, đồ sộ nằm ở trung tâm kinh thành với tháp nhọn vàng rực rỡ kiêu hãnh vươn lên giữa bầu trời xanh yên ả của Vientian, Chùa That Luang được xây dựng vào khoảng năm 236 Phật lịch, tức năm 307 trước Công nguyên. Kiến trúc của ngôi chùa tiêu biểu cho những nét văn hóa Lào. Thạt Luông gồm tháp chính cao 45 thước, bao quanh là các tháp phụ, sơn thếp vàng.

Là một tòa lâu đài tráng lệ, đồ sộ nằm ở trung tâm kinh thành với tháp nhọn vàng rực rỡ kiêu hãnh vươn lên giữa bầu trời xanh yên ả của Vientian, Chùa That Luang được xây dựng vào khoảng năm 236 Phật lịch, tức năm 307 trước Công nguyên. Kiến trúc của ngôi chùa tiêu biểu cho những nét văn hóa Lào. Thạt Luông gồm tháp chính cao 45 thước, bao quanh là các tháp phụ, sơn thếp vàng.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nhung-ngoi-chua-co-kien-truc-an-tuong-nhat-the-gioi-post564936.antd